Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014 các trường hợp phải xin giấy chứng nhận đăng kí đầu tư bao gồm:
" Điều 36: Trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này."
Theo đó nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Như vậy trước hết bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư trước sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp được.
Thứ nhất về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Bản sao một trong các tài liệu sau:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ bạn nộp đến cơ quan đăng ký đầu tư. Trong vòng 15 ngày nếu hồ sơ của bạn hợp lệ cơ quan có thẩm sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho bạn
Thứ hai thủ tục thành lập doanh nghiệp
Trước hết bạn phải xác định mình sẽ thành lập công ty dưới hình thức gì: công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, sau đó bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách tất cả các thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách các cổ đông sáng lập và cổ đồng là nhà đầu tư nước ngoài nếu là công ty cổ phần
- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
+ Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật đầu tư.
Sau đó bạn nộp hồ sơ đến sở kế hoạch đăng kí kinh doanh, trong vòng 3 ngày nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho bạn.
Nội dung có thể tham khảo: Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
" Điều 36: Trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này."
Theo đó nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Như vậy trước hết bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư trước sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp được.
Thứ nhất về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Bản sao một trong các tài liệu sau:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ bạn nộp đến cơ quan đăng ký đầu tư. Trong vòng 15 ngày nếu hồ sơ của bạn hợp lệ cơ quan có thẩm sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho bạn
Thứ hai thủ tục thành lập doanh nghiệp
Trước hết bạn phải xác định mình sẽ thành lập công ty dưới hình thức gì: công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, sau đó bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách tất cả các thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách các cổ đông sáng lập và cổ đồng là nhà đầu tư nước ngoài nếu là công ty cổ phần
- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
+ Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật đầu tư.
Sau đó bạn nộp hồ sơ đến sở kế hoạch đăng kí kinh doanh, trong vòng 3 ngày nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho bạn.
Nội dung có thể tham khảo: Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.