Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hướng dẫn viết liền mạch, đặt dấu thanh với phương pháp luyện chữ đẹp

chudepnet

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/1/19
Bài viết
27
Thích
1
Điểm
3
#1
Có rất nhiều phương pháp luyện chữ đẹp, cách tốt nhất là trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cơ bản. Bút mài thầy Ánh đã có nhiều bài viết hướng dẫn các bạn luyện viết chữ đẹp. Bài viết này tiếp tục chia sẻ với mọi người cách viết liền mạch, đặt dấu thanh đúng cách.


Cách viết liền mạch trong phương pháp luyện chữ đẹp

Khi viết câu để nối chữ và đảm bảo tốc độ viết nhanh, ta thường viết liền mạch. Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu. Kể cả dấu phụ của chữ cái và dấu thanh theo trình tự. Dấu phụ trước từ trái sang phải, dấu thanh sau:

Ví dụ: Viết vần uông: Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành uông. Sau đó đặt dấu mũ (dấu phụ) trên “o” để thành “uông”.

• Viết chữ ghi tiếng ruộng: Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành “ruong”. Sau đó đặt dấu mũ (dấu phụ) trên “o” và dấu nặng (dấu thanh) dưới ô để thành ruộng.

• Viết chữ ghi tiếng đường: Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành “duong”. Sau đó viết nét thẳng ngang ngắn ở chữ cái “đ” rồi đến dấu ư (dấu phụ), dấu ơ (dấu phụ). Cuối cùng là dấu huyền (dấu thanh) trên ở để thành đường.

Viết liền mạch là phương pháp luyện chữ đẹp nền tảng mà mỗi người phải thành thạo. Nó giúp văn bản không bị rời rạc và có sự liên kết với nhau.

Cách đặt dấu thanh với phương pháp luyện chữ đẹp

Dấu thanh (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) được đánh ở âm chính. Ví dụ như: én, ổi, gà...). Khi âm chính là một âm đôi xuất hiện trong âm tiết mở (không có âm cuối). Lúc này dấu thanh được đánh ở yếu tố đầu của nguyên âm đôi đó. Ví dụ: Bìa, bừa, bùa...

Khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết đóng (có âm cuối). Dấu thanh được đánh ở yếu tố cuối của nguyên âm đôi đó. Ví dụ: Tiếng, vượn, buồn...

Cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt cũng cần đảm bảo sự hài hòa, cân đối và mang tính thẩm mỹ. Do đó các dấu, huyền, hỏi, ngã, nặng thường được đặt vào vị trí khoảng giữa (trên, dưới). Đối với những chữ cái: a, ă, o, ơ, e, i, y, u, ư. Ví dụ: bài, hỏi, đỡ, bé, nặng...

Riêng đối với các chữ cái: â, ê, ô (có dấu mũ. Các dấu huyền, sắc được đặt về phía bên phải của dấu mũ. Ví dụ: huyền, chấm, xuồng...

Với những kiến thức trên, mọi người sẽ biết thêm phương pháp luyện chữ đẹp, đúng kỹ thuật nhanh chóng. Website bút mài thầy Ánh sẽ tiếp tục cung cấp các bài viết hữu ích đến mọi người! Chúc các bạn thành công.
 

Đối tác

Top