- Tham gia
- 23/7/19
- Bài viết
- 6
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Hương vòng, Nhang vòng từ xưa đã đi vào đời sống cộng đồng, với ý nghĩa là vật phẩm tưởng nhớ công đức và cảm tạ sự phù hộ độ trì của tổ tiên, thần linh, Trời Phật đối với con cháu, người dân trong mỗi gia đình, làng nước.
Đây vừa là sản phẩm tinh thần vừa là sản phẩm vật chất đem tới cho cuộc sống thêm niềm vui, hạnh phúc. ở triều đại nào, thời kỳ nào cũng thấy nhang vòng, hương vòng được thắp ở khắp.
Hương vòng với các khúc cong uyển chuyển nằm ngang đính các sợi dây điều mỏng lại giống các tầng bậc lên thiên đường. Tượng trưng cả ba cõi trời, đất, người được nối liền bằng chiều dài của trụ hương.
Theo tín ngưỡng dân gian, muốn mời gọi anh linh về thụ lễ, con cháu trước tiên phải có nén hương để giao tế và chuyển tải lời cầu khẩn lên tiên tổ. Nhang, hương do vậy là một phần của đồ lễ cúng bái, đối với Trời Phật, thiên thần, địa thần gồm hương, hoa, đèn, trà, oản, quả, thực (cơm) và với nhân thần, gia tiên có thêm rượu, thịt.
Để phát huy trọn vẹn uy lực của cây hương, người dân thường đốt nhang bằng ngọn lửa đèn dầu thắp từ tinh chất vừng, lạc, đậu được tin là suối nguồn nuôi dưỡng ánh sáng và hơi ấm. Hoặc châm hương bằng diêm, đá lửa ví đó như lôi điện từ trên trời ban xuống.
Thắp hương đã trở thành nghĩa cử, tục lệ cao đẹp của người Việt. Đi chùa, đình, miếu, ngang qua các gốc cây già, phế tích nhiều người đều dừng lại thắp hương. Vào tiết thanh minh, mỗi gia đình đều thắp hương mộ chủ và những mộ của xóm giềng xung quanh để sự ấm áp, thơm tho, an lành sẽ đến với muôn nhà. Vào ngày xá tội vong nhân, mọi nơi cùng làm lễ, dâng hương cầu siêu cho những linh hồn lang thang. Mỗi người thắp một nén hương khói thơm nghi ngút, cảm thấy ấm áp lạ kỳ, tâm hồn sáng tươi và hướng thiện.
Với đức tính đôn hậu, bác ái người Việt rất coi trọng việc thắp hương thờ cúng. Thắp hương trên ban thờ là để con cái chiêm vọng cha mẹ, cháu chắt cúng bái ông bà, tổ tiên, cảm ơn anh linh đã phù hộ gia quyến được bình an, may mắn và phát đạt, cũng như để người dân cảm tạ các vị anh hùng, thiên thần, nhân thần đã có công xây dựng và bảo vệ xóm làng. Với trẻ nhỏ, thắp hương còn ngụ ý răn dạy, giúp trẻ hiểu biết phong tục, tập quán, họ hàng nội ngoại và đạo lý uống nước nhớ nguồn…
Người Việt đặc biệt xem trọng nghi lễ, cung cách thắp hương. Đứng trước ban thờ, người cúng phải cúi thấp trọng tâm, mắt nhìn xuống; khi mới thắp hương thì chắp tay trước ngực, hết hương thì vái và dâng hương thì quỳ lạy. Khi thắp hương, mọi người tuyệt đối không cười đùa, chòng ghẹo vì e ngại các vị thần sẽ giận dữ mà trừng phạt hoặc bỏ đi không tiếp lễ.
Hương khói đã là một phần không gian của người Việt. Khói hương cùng khói xanh, khói đỏ, khói trắng do ánh đèn dầu tạo nên một khung cảnh mơ hồ, linh thiêng. Những làn khói thanh cao, mỏng manh nghi ngút, mỗi lúc vươn cao như trí tuệ cao dày, công đức bao trùm. Từ xa, hương thơm tỏa khắp các gian nhà, ùa ra vườn, đường ngõ, đường làng, ao hồ và bất cứ một mùi thơm nào khác cũng không át nổi.
Hiểu được vị trí của nén Hương vòng trong tâm thức người Việt, những người thợ Hương Tâm Linh luôn nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng cao giá cả phải chăng phù hợp và vượt xa các tiêu chuẩn cao nhất của ngành và sự mong đợi của khách hàng. Bằng cách áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt trên từng công đoạn sản xuất cũng như lựa chọn nguyên liệu đầu vào, nỗ lực để đạt được sự hoàn hảo đúng như công thức cổ truyền mà tiền nhân đã chỉ dạy.
Đối với người thợ Hương Tâm Linh, mỗi nén Hương vòng được sinh ra chứ không phải được làm ra. Nén Hương vòng được sinh là từ tấm lòng, từ tâm huyết với nghề của người làm nhang. Mỗi nén nhang là một tác phẩm nghệ thuật, là một phần tâm hồn của người nghệ nhân gửi gắm ở trong đó.