Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Tỉnh khác Kế toán doanh nghiệp, ngành nghề đáng mơ ước

thinhname

Thành viên cấp 1
Tham gia
1/8/20
Bài viết
238
Thích
0
Điểm
16
#1
Kế toán doanh nghiệp hiện đang là ngành nghề được nhiều bạn lựa chọn ở năm 2020 này, khi đất nước đang trên đà phát triển, nhiều doanh nghiệp cũng từ đó phát triển nhiều hơn, và nhu cầu tuyển dụng cho các vị trí kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó cũng một ngày nhiều hơn và nhiều bạn chon ngành kế toán làm công việc để tiến thân trong xã hội không còn quá xa lạ.Nên bây giờ mình sẽ nêu ra các đặc điểm lợi thế của ngành kế toán doanh nghiệp nói riêng và kế toán nói chung, để các bạn có cái nhìn khách quan nhất về ngành, và để xem nó có phù hợp với mình hay không nha.

1.Khái niệm

1.1 Kế toán là gì?

Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính về các thực thể kinh tế, như các doanh nghiệp và tập đoàn. Kế toán, vốn được gọi là "ngôn ngữ kinh doanh", đo lường kết quả hoạt động kinh tế của một tổ chức và chuyển tải thông tin này đến nhiều người dùng, bao gồm các nhà đầu tư, chủ nợ, ban quản lý và các cơ quan quản lý. Những người hành nghề kế toán được gọi là kế toán viên. Thuật ngữ "kế toán" và " báo cáo tài chính " thường được sử dụng như những từ đồng nghĩa.



Kế toán có thể được chia thành nhiều lĩnh vực bao gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán bên ngoài, kế toán thuế và kế toán chi phí. Hệ thống thông tin kế toán được thiết kế để hỗ trợ các chức năng kế toán và các hoạt động liên quan. Kế toán tài chính tập trung vào việc báo cáo thông tin tài chính của một tổ chức, bao gồm cả việc lập báo cáo tài chính, cho những người sử dụng thông tin bên ngoài, chẳng hạn như các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và nhà cung cấp; và kế toán quản trị tập trung vào việc đo lường, phân tích và báo cáo thông tin để quản lý sử dụng nội bộ Việc ghi chép các giao dịch tài chính, để các bản tóm tắt tài chính có thể được trình bày trong các báo cáo tài chính, được gọi là kế toán ghi sổ, trong đó phương pháp ghi sổ kép là hệ thống phổ biến nhất.

1.2 Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là người thực hiện các chức năng tài chính liên quan đến việc thu nhập, tính chính xác, ghi chép, phân tích và trình bày về hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty. Trong một doanh nghiệp nhỏ hơn, vai trò của một kế toán viên bào gồm chủ yếu là thu nhâp dữ liệu tài chính, nhập cảnh và tạo báo cáo. Các công ty có quy mô từ trung bình đến lớn hon có thể sự dụng kế toán viên làm cố vấn và phiên dịch tài chính, người có thể trình bày dữ liệu tài chính của công ty cho mọi người trong và ngoài doanh nghiệp. Thông thường, kế toán cũng có thể giao dịch với các bên thứ ba, chẳng hạn như nhà cung cấp, khách hàng và tổ chức tài chính.



2.Các kỹ năng cần có của một kế toán

+Năng lực chuyên môn cao

Năng lực chuyên môn luôn là thứ phải được ưu tiên hàng đầu, vì đó là thứ để đánh giá trình độ, sự hiểu biết của một người về một công việc nào đó mà họ đang thực hiện, yêu cầu họ phải có trình độ chuyên môn và sự hiểu biết để có thể làm tốt công việc.

+Kỹ năng tin học văn phòng

Ngoài kỹ năng chuyên môn cao, bạn phải thành thạo thêm kỹ năng tin học văn phòng như dùng tốt được excel, word, power point, vì ngành bạn làm là kế toán một ngành thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với máy tính, để tính toán , soạn thảo, thuyết trình trên máy tính,…, nên việc yêu cầu bạn thành thạo các kỹ năng văn phòng là điều bắt buộc

+Kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ tốt

Như mình đã nhắc đến trong phần khái niệm của kế toán doanh nghiệp, là ngoài các công việc văn phòng quản lý sổ sách, thì bạn phải thường xuyên gặp các đối tác từ trong và ngoài nước để bàn chuyền sổ sách tài chính hay hợp đồng với nhau, nên bạn phải chuẩn bị cho một một khả năng ngoại ngữ đủ tốt để có thể tự tin nói chuyên với đối tác nhá.

+Trung thực và cẩn thận

Hãy tập cho mình tính trung thức trong công việc, vì bạn thường xuyên quản lý sổ sách tài chính của công ty, với những con số đủ làm choáng ngợp bất kỳ ai và dối với những người thiếu tính trung thực hay tham lam thì họ có thể khai báo giang vế số tiền của công ty, làm cho công ty mất tiền oan uổng, vừa có hại cho công ty, vừa có hại cho bạn.

Tiếp đến là hãy cẩn thận trong quá trình làm việc, tập trung tính toán và soạn sổ sách một cách chính xác vì nó liên quan đến tài chính của công ty, nếu bạn không cẩn thận và tính toán sai sổ sách thì vừa làm công ty thua lỗ vừa làm bạn mất việc nha .

+Đạo đức nghề nghiệp

Hãy tập cho bản thực những thói quen tốt trong quá trình làm việc, như làm đúng thời gian được giao, tốt công việc được giao không được làm hoa lao.

+Kỹ năng phân tích và quan sát tốt

Hãy quan sát và học hỏi thêm trong quá trình làm việc, đừng ỷ lại, phân tích các vần đề tài chính tốt, đưa ra các giải pháp chi tiêu cho công ty một cách khoa học.

+Năng động và sáng tạo trong việc

Đừng bao giờ thụ động trong quá trình làm việc, hãy năng động, tích cực phát biểu ý kiến của bản thân, nếu bạn cứ thụ động thì bạn dễ dàng làm mất cơ hội tiến thân của bạn thân mà thôi

+Chịu được áp lức công việc

Môi trường làm việc của kế toán luôn là môi trương làm việc áp lực, vì công việc của họ liên quan đến vấn đề tiền bạc của công ty, chỉ cần một sơ xuất nhỏ thôi thì cũng làm bạn mất việc đấy nhé.

+Sắp xếp thời gian làm việc hiệu quả

Hãy làm cho bản thân một thời khóa biểu làm việc hiệu quả, nhưng cũng đừng quá khắc khe mà hãy danh cho bản thân một chút thời gian nghỉ ngơi.

3.Những công việc của kế toán

+Công việc hàng ngày

  • Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
  • Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
  • Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
  • Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan
  • Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác
Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm

  • Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm
  • Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn


+Công việc hàng tháng

– Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).

– Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra

– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).

– Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có

– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).

– Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề

– Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán

– Tính lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động

– Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ

– Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế



+Công việc hàng quý

– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý)

– Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.

– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.

– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).

– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.



+Công việc cuối năm

– Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .

– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm

– Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm

– Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ

– Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp

– Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.

– Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.

– In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó

– Lưu trữ các chứng từ và số sách



4.Mức lương của kế toan doanh nghiệp



4.1. Mức lương lúc mới ra trường

Hiện nay, theo đà phát triển của kinh tế Việt Nam, mức lương cho kế toán mới ra trường đã khá hơn nhiều. Cụ thể, năm 2017 mức lương này là từ 3,5 đến 5 triệu đồng. Năm 2019, những kế toán mới có thể đạt mức lương từ 4,5 đến 8 triệu đồng. Với những người có khả năng tiếng anh hoặc những kỹ năng đặc biệt, mức lương này còn có thể cao hơn nữa.



4.2. Mức lương khi đã có nhiều năm kinh nghiệm

Hiện nay, nhà nước không quy định mức lương tối đa cho kế toán, vì vậy điều này sẽ phụ thuộc vào năng lực của từng người và chế độ đãi ngộ của công ty. Đối với vị trí nhân viên kế toán, có những nơi trả mức lương lên tới 25 triệu đồng.



Với vị trí kế toán trưởng, nhiều người cho ý kiến rằng mức lương 30 triệu đồng là chuyện hoàn toàn bình thường và có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng. Với số ít những trường hợp, kế toán trưởng có năng lực rất cao và nhận được đãi ngộ đặc biệt từ công ty, con số này được ghi nhận lên tới 100 triệu đồng.

5.Học kế toán doanh nghiệp ở đâu
Tham khảo khóa kế toán doanh nghiệp tại: https://gec.edu.vn/ke-toan-doanh-nghiep-thuc-hanh-khai-bao-thue.html
 

Đối tác

Top