Kế toán doanh nghiệp không còn là ngành quá xa lạ đôi với chúng ta nữa, với mức lương ổn định, công việc đa dạng cho nên được rất nhiều bạn trẻ chọn để làm ngành chính cho bản thân, nên bây giờ mình sẽ nói rõ ngành kế toán doanh nghiệp là gì, kỹ năng cần thiết và mức lương của nó nha.
1.Khái niệm
Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp thương mại bao gồm hai mảng bộ phận chính đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ.
2.Những kỹ năng của kế toán doanh nghiệp
+Năng lức chuyên môn cao
Luật Kế toán Việt Nam quy định cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề kế toán do nhà nước, cơ quan có thẩm quyền cấp. Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, trước hết phải đảm bảo được yêu cầu cơ bản là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Năng lực chuyên môn sẽ được thể hiện trong quá trình làm việc: khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…
+Giỏi tin học văn phòng
Đây là điều kiện cần phải có của tất cả các ngành nghề hoạt động trí óc, không riêng gì nghề kế toán. Với nhân viên kế toán, có những phần mềm cần phải sử dụng thành thạo để phục vụ cho công việc: tính toán trong Excel, các phần mềm chuyên về kế toán.
+Có khả năng ngoại ngữ
Đối với những công ty liên doanh hoặc công ty tư nhân hợp tác với nước ngoài, nhân viên kế toán bắt buộc phải thông thạo ngoại ngữ, thông dụng nhất là tiếng Anh. Bởi nghề kế toán liên quan đến các điều luật kinh tế, tài chính trong nước và kinh tế. Kế toán khi đó phải có sự hiểu biết tỉ mỉ về pháp luật, hệ thống chuẩn mực của phía đối tác để dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán, hợp tác.
+Trung thực trong quá trình làm việc
Ngoài yêu cầu cơ bản về chuẩn mực đạo đức, chuyên môn, người kế toán viên nhất định phải có tính cẩn thận, ngăn nắp và khoa học bởi đây là nghề quanh năm gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ, với những con số về tình hình tài chính. Nghề kế toán mang tính quyết định đến sự sống còn của một công ty. Do đó, một kế toán chuyên nghiệp phải biết sắp xếp tài liệu như thế nào cho khoa học nhất, thuận tiện nhất cho việc tìm kiếm.
+ Sự nhạy bén trong quá trình làm việc
Tuy nhiên, phẩm chất quan trọng nhất của một nhân viên kế toán là sự trung thực. Nghề nghiệp này gắn bó mật thiết với doanh thu của doanh nghiệp. Muốn tồn tại được lâu trong nghề cần phải tạo dựng được sự tin tưởng với sếp. Dù trong quá trình làm việc có thể phát sinh một số nhầm lẫn nhưng một nhân viên trung thực phải biết báo cáo chân thực, sẵn sàng chấp nhận kỉ luật và có trách nhiệm khắc phục hậu quả.
+Có khả năng quan sát tốt
Công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý.
+Chịu áp lực từ môi trường làm việc tốt
Công việc kế toán là một trong những công việc phải chịu áp lực nặng nề nhất bởi đây là công việc phải vận động đầu óc thường xuyên, lúc nào cũng quay “mòng mòng” với những con số, nhất là vào những giai đoạn gấp gáp như: cuối tháng hay cuối năm khi công ty phải tổng kết doanh thu, phát lương cho nhân viên.
+Giao tiếp tốt
Ngoài việc tính toán ghi chép các số liệu, nhân viên kế toán sẽ là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về tình hình tài chính của công ty, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị. Để truyền đạt được báo cáo một cách dễ hiểu, đúng trọng tâm thì khả năng diễn đạt là điều không thể thiếu của nhân viên kế toán..
Diễn đạt tốt trong kế toán là ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Khả năng giao tiếp, ứng xử cũng là lợi thế để bạn có thể tạo được thiện cảm với đồng nghiệp và quan trọng là thuyết phục được khách hàng của công ty.
3.Công việc và nhiệm vụ kế toán doanh nghiệp
Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
4.Lương của kế toán doanh nghiệp
Vị trí kế toán trưởng là vị trí có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kế toán trưởng chỉ có mức lương khoảng 15-20 triệu, nhưng cũng có những doanh nghiệp đang chi trả cho vị trí này tới 80-100 triệu/tháng. Sự khác biệt này một phần phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người hành nghề kế toán.
5.Học kế toán doanh nghiệp ở đâu?
Nếu bạn muốn học về kế toán doanh nghiệp thì TRUNG TÂM GEC sẽ là nơi phù hợp cho bạn. là một trong những trung tâm đi đầu về chất lượng giảng dạy và được Đại Học Kinh Tế TP.HCM cấp chứng chỉ sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và kinh nghiệm thực tế để đi làm
Cảm ơn bạn đã xem và chúc bạn thành công