Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

kyle26109409

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/9/22
Bài viết
48
Thích
0
Điểm
6
#1
Luật Phá sản 2004 ưu tiên, tạo điều kiện cho việc tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán nợ thông qua thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không có khả năng để có thể tiếp tục tồn tại, doanh nghiệp, hợp tác xã đó cũng cần phải được xử lý một cách nhanh chóng để bảo đảm lợi ích của các bên có liên quan. Điều đó có nghĩa là, Tòa án có thể áp dụng một each linh hoạt các thủ tục để xử lý phá sản căn cứ vào thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã. Bằng thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ, Luật Phá sản giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thoát khỏi nợ nần để rút khỏi thương trường.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Các trường hợp Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Thứ nhất, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lồ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt đế phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chù nọ' có yêu cầu thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi.

Thứ hai, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành

Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau đây:

- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, họp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần mà vẫn không tham gia I lội nghị chủ nợ được triệu tập lại nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần hoặc người lao động;

- Không đủ số chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; cổ đông công ty cổ phần; thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Thứ ba, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất

Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nếu có một trong các trường hợp sau đây thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết. Nếu cần thời hạn dài hơn để xây dựng phương án phục hồi thì có thể được Thẩm phán gia hạn thêm không quá 30 ngày nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn không xây dựng được phương án phục hồi đó.

- Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác. Trường hợp này được hiểu là doanh nghiệp, hợp tác xã đã có phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được Hội nghị chủ nợ thông qua nhưng hết thời hạn mà không thực hiện được hoặc trong quá trình thực hiện đã vi phạm các nghĩa vụ được thỏa thuận tại phương án phục hồi đó.

Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản; những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần những gì?

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định hoặc không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Tòa án cấp dưới; hoặc sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Tòa án cấp dưới; hoặc hủy quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Tòa án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục thủ tục phục hồi theo quy định của Luật Phá sản.

Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
 

Đối tác

Top