Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng theo hợp đồng mua bán

kyle26109409

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/9/22
Bài viết
48
Thích
0
Điểm
6
#1
Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty nước ngoài trọn gói tại TP.HCM.

3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua” (Điều 44 Luật Thương mại).

Quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm các nội dung: Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; hàng hoá mua bản là hợp pháp và việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp. Tính hợp pháp của hàng hoá thể hiện là hàng hoá không vi phạm quyền sở hữu nói chung cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Khi xuất hiện tranh chấp liên quan quyền sở hữu của hàng hoá, bên mua phải thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba. Nếu không thông báo ngày thì bên mua không được hưởng quyền này.

Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. Tuy nhiên, bên bán phải thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba. Nếu không thông báo ngay thì bên bán không được hưởng quyền này.

Tham khảo dịch vụ luật sư dành cho doanh nghiệp tại TP.HCM.

Hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyến từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyên giao.
 

Đối tác

Top