Kinh doanh nông sản sấy khô là một trong những loại hình tiềm năng đang có nhiều sức hút nhất hiện nay. Chúng thực sự là mô hình kinh doanh khởi nghiệp đáng để cân nhắc, nhất là khi chúng ta đang triển khai ngay tại các vựa hoa quả và cây trái với nguồn nguyên liệu có sẵn. Vậy để hoạt động kinh doanh luôn diễn ra suôn sẻ, đúng pháp luật, hiệu quả tốt chúng ta cần phải biết và chuẩn bị những gì?
Kinh doanh nông sản sấy khô cần chuẩn bị những gì?
Cần phải chuẩn bị gì khi muốn kinh doanh nông sản sấy khô?
Các sản phẩm nông sản sấy khô trên thị trường hiện nay cực kỳ đa dạng; được sản xuất, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, bạn cần xác định những mặt hàng chính của mình để kinh doanh. Nhưng dù là mặt hàng nào thì cũng phải đảm bảo sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, hương vị thơm ngon, hình thức đẹp mắt, giá cả hợp lý để có thể thu hút và giữ chân khách hàng.
Chưa nhắc đến Pháp lý, nhưng trước khi bắt tay vào kinh doanh gì cũng vậy, cần phải có chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng và lên ý tưởng kinh doanh:
Pháp lý, giấy tờ cần chuẩn bị khi kinh doanh nông sản sấy khô?
Giấy đăng ký kinh doanh
Để có được giấy đăng ký kinh doanh, trước tiên cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Ngoài giấy phép kinh doanh, nếu đơn vị có xưởng sản xuất nông sản sấy khô, thì cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, và sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường cần phải hoàn tất hoàn tất hồ sơ Tự Công Bố Sản Phẩm.
Kinh doanh nông sản sấy khô cần chuẩn bị những gì?
Cần phải chuẩn bị gì khi muốn kinh doanh nông sản sấy khô?
Các sản phẩm nông sản sấy khô trên thị trường hiện nay cực kỳ đa dạng; được sản xuất, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, bạn cần xác định những mặt hàng chính của mình để kinh doanh. Nhưng dù là mặt hàng nào thì cũng phải đảm bảo sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, hương vị thơm ngon, hình thức đẹp mắt, giá cả hợp lý để có thể thu hút và giữ chân khách hàng.
Chưa nhắc đến Pháp lý, nhưng trước khi bắt tay vào kinh doanh gì cũng vậy, cần phải có chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng và lên ý tưởng kinh doanh:
- Phân tích, tìm hiểu về thị trường kinh doanh nông sản sấy khô
- Tìm hiểu về nhu cầu và tiềm năng phát triển thực tế
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
- Xác định vốn ban đầu, địa điểm kinh doanh, Lựa chọn mặt hàng muốn kinh doanh, Nguồn hàng và tìm hiểu kênh phân phối.
- Nguồn hàng có thể lấy từ những cơ sở sản xuất quy mô, uy tín hoặc nhập từ nước ngoài. Hoặc nếu ý tưởng táo bạo hơn có thể tự sản xuất, tự chế biến và bán
- Địa điểm kinh doanh thường ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh nên phải chú trọng
Pháp lý, giấy tờ cần chuẩn bị khi kinh doanh nông sản sấy khô?
Giấy đăng ký kinh doanh
Để có được giấy đăng ký kinh doanh, trước tiên cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện:
- Ngành nghề đăng ký không thuộc nhóm lĩnh vực cấm
- Đặt tên theo đúng quy định Luật doanh nghiệp
- Địa điểm kinh doanh phải có ở trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ được xác định
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo đúng quy định
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh doanh
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hay thẻ căn cước công dân hay hộ chiếu có công chứng của người đại diện
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên của công ty, danh sách cổ đông hay danh sách người đại diện theo ủy quyền có kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của mỗi thành viên
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Ngoài giấy phép kinh doanh, nếu đơn vị có xưởng sản xuất nông sản sấy khô, thì cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, và sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường cần phải hoàn tất hoàn tất hồ sơ Tự Công Bố Sản Phẩm.