Sau đây là một vài chia sẽ về cách hướng dẫn kết nối và cân chỉnh loa Sub hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cách kết nối và cân chỉnh loa sub mang lại chất lượng âm thanh cao nhất.
>>> Xem thêm: Loa karaoke hay Loa JBL
Cách kết nối loa Sub với ampli hoặc receiver
Loa Sub điện đã có amply tích hợp bên trong rồi nên cần lấy tín hiệu từ ampli hoặc receiver. Thực tế các ampli karaoke hay nghe nhạc thông dụng hiện nay hầu hết đều có cổng lấy tín hiệu cho Sub có ký hiệu là Sub-out, LFE, Line Out nên các bạn chỉ cần dùng dây dẫn tín hiệu đấu từ cổng tín hiệu Sub của ampli hay receiver vào cổng Sub-in của loa Sub.
Trong trường hợp nếu vị trí giữa các thiết bị có khoảng cách xa thì bạn có thể dùng dây nối tính hiệu, nhưng nên chọn những loại dây có chất lượng tốt vì khoảng cách càng xa thì mức độ suy hao tín hiệu càng lớn.
Hướng dẫn cân chỉnh loa Sub theo đúng chuẩn
Nút Freq Cut (Frequency Cut – Chức năng cắt tần số)
Hiểu đơn giản âm thanh bạn nghe được là tập hợp một dải âm có tần số từ thấp đến cao (thông thường tai người nghe được trong khoảng 20 Hz đến 20 KHz) nên phần âm trầm của loa Sub sẽ nằm trong phần dải thấp. Phần dải trầm này sẽ bù vào phần trầm còn thiếu của loa karaoke (hoặc loa nghe nhạc –xem phim). Chính vì vậy sản phẩm loa siêu trầm như Sub-600 có trang bị chức năng này cho phép bạn cắt tần số từ khoảng 30 Hz đến 150 Hz. Để có thể làm chủ được chức năng này thì bạn nên xem các thông số của các cặp loa chính trong dàn âm thanh của mình, để biết thông số dải tần của nhà sản xuất đưa ra. Ví dụ đôi loa chính có thông số âm trầm xuống đến 65 Hz thì bạn hãy vặn nút Freq Cut theo chiều kim đồng hồ dừng lại ở khoảng 65 Hz.
Cắt tần là một việc làm cực kỳ quan trọng cho phép bạn thưởng thức chất lượng âm thanh mang lại, cắt ở tần số nào để tần số loa Sub vừa bù đắp và phần còn thiếu của loa chính mà không bị cảm giác chồng lấn giao thoa giữa hai thiết bị sẽ cho bạn trải nghiệm tuyệt vời và hiểu tại sao nên cần loa Sub.
Nút Phase (Chức năng điều chỉnh Pha)
Khi căn chỉnh nút Phase, bạn sẽ không còn phải lo lắng đến chuyện “lệch pha” – khái niệm tệ hại khi trải nghiệm âm thanh của loa chính và loa sub không cùng một nhịp. Hãy điều chỉnh pha từ 0-180 độ và nghe thử một bản nhạc có nhiều âm trầm cho đến điểm mà bạn nghe được nhiều tiếng bass nhất là được. Việc điều chỉnh này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra cần chút kiên nhẫn và phải từ từ để tìm đúng pha phù hợp với bạn.
Nút âm lượng (Volume)
Đây là nút cân chỉnh cường độ lớn của âm thanh, nghĩa là chỉnh âm thanh to hay nhỏ. Đơn giản là khi bạn thấy âm trầm nghe nhỏ so với tiếng nhạc thì hãy cố gắng điều chỉnh từ từ cho đến khi vừa tai nhất, ngược lại nếu cảm thấy âm trầm to quá lấn át phần nhạc nghe rất khó chịu thì giảm nhỏ lại. Tất nhiên nút volume chỉnh to nhỏ chỉ là một phần nhỏ đóng góp vào chất lượng âm thanh mà bạn đang nghe vì nó còn phụ thuộc vào chất lượng loa Sub của từng hãng và cách bạn làm chủ các chức năng của nó cũng như bạn dùng loa Sub cho mục đích hát karaoke, nghe nhạc hay xem phim cũng như cách nó phối hợp tổng thể toàn bộ dàn mà bạn đang sử dụng.
Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/am-thanh/huong-dan-ket-noi-va-can-chinh-loa-sub.html
>>> Xem thêm: Loa karaoke hay Loa JBL
Cách kết nối loa Sub với ampli hoặc receiver
Loa Sub điện đã có amply tích hợp bên trong rồi nên cần lấy tín hiệu từ ampli hoặc receiver. Thực tế các ampli karaoke hay nghe nhạc thông dụng hiện nay hầu hết đều có cổng lấy tín hiệu cho Sub có ký hiệu là Sub-out, LFE, Line Out nên các bạn chỉ cần dùng dây dẫn tín hiệu đấu từ cổng tín hiệu Sub của ampli hay receiver vào cổng Sub-in của loa Sub.
Trong trường hợp nếu vị trí giữa các thiết bị có khoảng cách xa thì bạn có thể dùng dây nối tính hiệu, nhưng nên chọn những loại dây có chất lượng tốt vì khoảng cách càng xa thì mức độ suy hao tín hiệu càng lớn.
Hướng dẫn cân chỉnh loa Sub theo đúng chuẩn
Nút Freq Cut (Frequency Cut – Chức năng cắt tần số)
Hiểu đơn giản âm thanh bạn nghe được là tập hợp một dải âm có tần số từ thấp đến cao (thông thường tai người nghe được trong khoảng 20 Hz đến 20 KHz) nên phần âm trầm của loa Sub sẽ nằm trong phần dải thấp. Phần dải trầm này sẽ bù vào phần trầm còn thiếu của loa karaoke (hoặc loa nghe nhạc –xem phim). Chính vì vậy sản phẩm loa siêu trầm như Sub-600 có trang bị chức năng này cho phép bạn cắt tần số từ khoảng 30 Hz đến 150 Hz. Để có thể làm chủ được chức năng này thì bạn nên xem các thông số của các cặp loa chính trong dàn âm thanh của mình, để biết thông số dải tần của nhà sản xuất đưa ra. Ví dụ đôi loa chính có thông số âm trầm xuống đến 65 Hz thì bạn hãy vặn nút Freq Cut theo chiều kim đồng hồ dừng lại ở khoảng 65 Hz.
Cắt tần là một việc làm cực kỳ quan trọng cho phép bạn thưởng thức chất lượng âm thanh mang lại, cắt ở tần số nào để tần số loa Sub vừa bù đắp và phần còn thiếu của loa chính mà không bị cảm giác chồng lấn giao thoa giữa hai thiết bị sẽ cho bạn trải nghiệm tuyệt vời và hiểu tại sao nên cần loa Sub.
Nút Phase (Chức năng điều chỉnh Pha)
Khi căn chỉnh nút Phase, bạn sẽ không còn phải lo lắng đến chuyện “lệch pha” – khái niệm tệ hại khi trải nghiệm âm thanh của loa chính và loa sub không cùng một nhịp. Hãy điều chỉnh pha từ 0-180 độ và nghe thử một bản nhạc có nhiều âm trầm cho đến điểm mà bạn nghe được nhiều tiếng bass nhất là được. Việc điều chỉnh này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra cần chút kiên nhẫn và phải từ từ để tìm đúng pha phù hợp với bạn.
Nút âm lượng (Volume)
Đây là nút cân chỉnh cường độ lớn của âm thanh, nghĩa là chỉnh âm thanh to hay nhỏ. Đơn giản là khi bạn thấy âm trầm nghe nhỏ so với tiếng nhạc thì hãy cố gắng điều chỉnh từ từ cho đến khi vừa tai nhất, ngược lại nếu cảm thấy âm trầm to quá lấn át phần nhạc nghe rất khó chịu thì giảm nhỏ lại. Tất nhiên nút volume chỉnh to nhỏ chỉ là một phần nhỏ đóng góp vào chất lượng âm thanh mà bạn đang nghe vì nó còn phụ thuộc vào chất lượng loa Sub của từng hãng và cách bạn làm chủ các chức năng của nó cũng như bạn dùng loa Sub cho mục đích hát karaoke, nghe nhạc hay xem phim cũng như cách nó phối hợp tổng thể toàn bộ dàn mà bạn đang sử dụng.
Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/am-thanh/huong-dan-ket-noi-va-can-chinh-loa-sub.html