- Tham gia
- 2/3/21
- Bài viết
- 97
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Kinh nghiệm mở đại lý sữa chi tiết năm 2021
Bạn có dự định mở cửa hàng sữa cho bé? Nhưng bạn vẫn không biết bắt đầu từ đâu? Nguồn hàng nào uy tín, mặt hàng nào sẽ được bán chạy, thương hiệu nào người dùng ít quan tâm? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta tham khảo thêm về kinh nghiệm mở đại lý chi tiết nhất nhé!
1. Thị trường sữa Việt Nam nói chung
Việt Nam là một đất nước đông dân và mức gia tăng dân số khoảng 1,2%/ năm, thị trường sữa Việt Nam nay đã trở thành thị trường có tiềm năng lớn hơn so với các mặt hàng khác. Trong năm 2010, trung bình người Việt Nam chúng ta tiêu thụ ít nhất 10 lít sữa trong một năm. Theo dự kiến thì đến năm 2020 trở lên, con số ngày sẽ tăng hơn gấp đôi, có thể lên đến 25 lít sữa/ người trong một năm.
Đây chính là thống kê tổng hợp từ năm 2010 đến nay, và đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho bạn nếu bạn đang có dự định mở đại lý sữa. Tuy nhiên, nhu cầu tăng cao thì độ cạnh tranh càng lớn. Để cửa hàng sữa phát triển mạnh theo hướng online hoặc offline thì bạn phải có chiến lược thu hút khách hàng, và giữ chân được khách hàng cũ theo chính sách riêng của mình.
Đầu tư cho cửa hàng sữa là một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận khá tốt và ổn định rất đáng cho chúng ta đầu tư vào nó. Thị trường sữa đang là một món ăn “béo bở”, vậy nên chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm trong hôm nay?
2. Cần bao nhiêu vốn để mở một đại lý sữa trong năm 2021
2.1 Vốn đầu tư cho một đại lý sữa cũng phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn
Ngoài ra, không những nhập sữa mà bạn còn phải chi tiêu các ngân sách khác nhau.
2.2 Chi phí khác ngoài sữa
Như đã được nói ở trên, thị trường sữa hiện nay có cả hàng chục thương hiệu khác nhau, từ thương hiệu trong nước đến ngoài nước, chúng ta có thể hiểu khái niệm sữa theo 3 loại cơ bản như sau:
Thương hiệu nổi tiếng từ rất lâu đời như: Danone Nutricia, Enfa A+, Friso, Dielac, Anlene, Abbott. Các dòng thương hiệu này có mức tiêu thụ khá cao nhưng chiết khấu cho các đại lý ít, và lãi suất không nhiều
Thương hiệu có từ lâu nhưng không nổi tiếng và ít được quảng cáo: Nutricare, Vitadairy, Nutifood, Physiolac. Những thương hiệu đó có mức chiết khấu tốt cho đại lý nhưng bù lại chúng ta phải có sức thuyết phục khách hàng mua, tư vấn nhiệt tình hơn cho những dòng sữa này, nếu khách làm quen được các dòng sữa này ta sẽ bán được và thu hồi vốn lại rất nhanh
Thương hiệu mới gia nhập thị trường, chiết khấu cho đại lý cao, nhưng không ai biết đến và ít quảng bá sản phẩm. Những dòng sữa đó chúng ta nên cân nhắc trước khi lấy. Hoặc khi lấy bán thử thì sẽ trong giai đoạn ký gửi hàng hóa từ công ty đó
Bạn có dự định mở cửa hàng sữa cho bé? Nhưng bạn vẫn không biết bắt đầu từ đâu? Nguồn hàng nào uy tín, mặt hàng nào sẽ được bán chạy, thương hiệu nào người dùng ít quan tâm? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta tham khảo thêm về kinh nghiệm mở đại lý chi tiết nhất nhé!
1. Thị trường sữa Việt Nam nói chung
Việt Nam là một đất nước đông dân và mức gia tăng dân số khoảng 1,2%/ năm, thị trường sữa Việt Nam nay đã trở thành thị trường có tiềm năng lớn hơn so với các mặt hàng khác. Trong năm 2010, trung bình người Việt Nam chúng ta tiêu thụ ít nhất 10 lít sữa trong một năm. Theo dự kiến thì đến năm 2020 trở lên, con số ngày sẽ tăng hơn gấp đôi, có thể lên đến 25 lít sữa/ người trong một năm.
Đây chính là thống kê tổng hợp từ năm 2010 đến nay, và đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho bạn nếu bạn đang có dự định mở đại lý sữa. Tuy nhiên, nhu cầu tăng cao thì độ cạnh tranh càng lớn. Để cửa hàng sữa phát triển mạnh theo hướng online hoặc offline thì bạn phải có chiến lược thu hút khách hàng, và giữ chân được khách hàng cũ theo chính sách riêng của mình.
Đầu tư cho cửa hàng sữa là một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận khá tốt và ổn định rất đáng cho chúng ta đầu tư vào nó. Thị trường sữa đang là một món ăn “béo bở”, vậy nên chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm trong hôm nay?
2. Cần bao nhiêu vốn để mở một đại lý sữa trong năm 2021
2.1 Vốn đầu tư cho một đại lý sữa cũng phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn
- Nếu vốn đầu tư ít, chúng ta có thể tìm hiểu những nguồn sữa có giá thành rẻ như sữa trong nước, và nhập sữa theo số lượng mỗi loại một ít. Khi hàng còn tầm 1-2 lon chúng ta phải bổ sung ngay tránh trường hợp khách hỏi sữa nhưng hết hàng, rất dễ mất khách
- Ngược lại nếu vốn nhiều chúng ta sẽ xây dựng một mô hình bán lẻ hay làm đại lý nhỏ cho các thương hiệu nổi tiếng. Khi bán cho những thương hiệu nổi tiếng bạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn.
- Muốn xây dựng lên một đại lý nhỏ, chúng ta cần có lượng vốn khoảng bao nhiêu?: Khi mở một đại lý sữa thì nguồn vốn cũng tùy thuộc vào khu vực và tiềm năng khách hàng của khu vực đó. Theo tình hình chung hiện nay mở một đại lý nhỏ nguồn vốn tầm khoảng từ 300 - 500 triệu VNĐ
- Với mô hình đại lý sữa lớn thì nguồn vốn sẽ cao hơn rơi vào hàng tiền tỷ là ít nhất.
Ngoài ra, không những nhập sữa mà bạn còn phải chi tiêu các ngân sách khác nhau.
2.2 Chi phí khác ngoài sữa
- Đầu tiên chúng ta phải nói đến tiền thuê mặt bằng. Nếu bạn có mặt bằng nhà thì sẽ tiết kiệm cho khoảng này. Nhưng nếu không thì chúng ta phải chi tiêu tầm 15-20 triệu 1 tháng cho mặt bằng có mặt tiền lớn, đóng trước 6 tháng thì tiêu hao 90-120 triệu đồng. Từ 5-7 triệu đồng cho mặt bằng nhỏ, đóng trước 6 tháng thì đã mất 30 - 42 triệu đồng.
- Sau đó là kệ trưng bày sản phẩm, quầy thu ngân: giá kệ sắt trưng bày từ 2-3 triệu 1 kệ tùy theo kích thước và quầy thu ngân giá tầm 3-4 triệu. Chi phí cho tất cả các quầy kệ có thể dao động từ 20 đến 30 triệu.
- Khi chúng ta nhập hàng sữa và bán hàng thì rất cần thiết nhất là phần mềm quản lý kho + phần mềm thanh toán, máy quét mã vạch và máy in bill. Mẹo hay cho bạn là chúng ta có thể search tìm kiếm mua combo ở các siêu thị dành riêng cho thiết bị bán hàng uy tín, họ sẽ bán tất cả mọi thứ trong cùng 1 combo, sẽ tiết kiệm hơn cho bạn khoảng 2-3 triệu đồng so với mua lẻ từng món. Giá của Combo này dao động từ 13 đến 15 triệu bao gồm phần mềm bán hàng, máy quét mã vạch, máy in bill, ngăn tủ đựng tiền….
- Giấy phép kinh doanh: Chi phí cho việc này mất tầm vài trăm nghìn nhưng bạn muốn lấy nhanh thì phải mất thêm tiền dao động từ 2- 3 triệu. Để không mất thời gian bạn thuê người làm giấy phép kinh doanh cho mình giá cũng tầm 3-5 triệu
- Nếu bạn làm hết tất cả mọi việc từ khâu đóng gói, trưng bày, đón khách tiếp khách hẳn là không xuể. Nên chúng ta cần phải thuê nhân viên: tiền lương nhân viên bán hàng từ 5-6 triệu/ tháng. Số lượng nhận viên tùy thuộc vào cửa hàng sữa bạn lớn hay nhỏ
- Các nguồn chi phí khác như: Bao bì, nhãn mác, máy vi tính, quạt, máy lạnh. Và chi phí marketing như: tờ rơi, quảng cáo Facebook, google…
- Ngoài ra, khi đã vào hoạt động chúng ta có thể mở rộng thêm hàng hóa cho đa dạng như bỉm, siro cho bé, kẹo vitamin, các thực phẩm chức năng khác liên quan đến bé.
Như đã được nói ở trên, thị trường sữa hiện nay có cả hàng chục thương hiệu khác nhau, từ thương hiệu trong nước đến ngoài nước, chúng ta có thể hiểu khái niệm sữa theo 3 loại cơ bản như sau:
Thương hiệu nổi tiếng từ rất lâu đời như: Danone Nutricia, Enfa A+, Friso, Dielac, Anlene, Abbott. Các dòng thương hiệu này có mức tiêu thụ khá cao nhưng chiết khấu cho các đại lý ít, và lãi suất không nhiều
Thương hiệu có từ lâu nhưng không nổi tiếng và ít được quảng cáo: Nutricare, Vitadairy, Nutifood, Physiolac. Những thương hiệu đó có mức chiết khấu tốt cho đại lý nhưng bù lại chúng ta phải có sức thuyết phục khách hàng mua, tư vấn nhiệt tình hơn cho những dòng sữa này, nếu khách làm quen được các dòng sữa này ta sẽ bán được và thu hồi vốn lại rất nhanh
Thương hiệu mới gia nhập thị trường, chiết khấu cho đại lý cao, nhưng không ai biết đến và ít quảng bá sản phẩm. Những dòng sữa đó chúng ta nên cân nhắc trước khi lấy. Hoặc khi lấy bán thử thì sẽ trong giai đoạn ký gửi hàng hóa từ công ty đó