- Tham gia
- 7/8/20
- Bài viết
- 170
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng được sử dụng để định hướng, sắp xếp những cá nhân, những bộ phận cùng phối hợp thực hiện một loạt nhiệm vụ theo một lịch trình nhất định, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Kỹ năng lãnh đạo là sự phối hợp nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một ứng viên sở hữu kỹ năng lãnh đạo xuất sắc luôn thuận lợi đạt những thành tích cao trong công việc và những vị trí quản lý cấp cao trong tổ chức.
Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp
Kỹ năng lãnh đạo góp phần mang đến lợi thế lớn cho ứng viên trong quá trình cạnh tranh ứng tuyển, đặc biệt là ở những vị trí quản lý cấp cao.
Đây cũng là kỹ năng mà nhà tuyển dụng đặc biệt tìm kiếm và có tỷ lệ thang điểm đánh giá cao nhất khi lựa chọn ứng viên. Bởi lẽ, một người sở hữu kỹ năng lãnh đạo giỏi sẽ :
-Ủy thác, phân bổ đúng người đúng việc
-Giải quyết xung đột hiệu quả, công bằng, tạo sự an tâm cho nhân viên
-Khích lệ tinh thần làm việc cống hiến của tập thể
-Hỗ trợ đắc lực cho ban giám đốc trong vai trò điều phối, chỉ đạo triển khai kế hoạch…
-Chính vì tầm quan trọng này mà ngay từ khi soạn CV, ứng viên đã phải chú trọng thể hiện năng lực lãnh đạo vượt trội của mình.
Ứng xử và giao tiếp
-Điều này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Mục tiêu của việc này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Công nhận và chia sẻ các giá trị và thành tựu của người khác hoàn toàn không phải là việc đơn giản dù giá trị đó là của cấp dưới hay đồng nghiệp, hoặc cấp trên. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng.
Truyền thông
-Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả là yêu cầu của kỹ năng này. Nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà lãnh đạo. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà lãnh đạo “lẳng lặng mà làm” không còn chỗ đứng vì “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”.
Một điểm yếu mà nhiều nhà lãnh đạo hay mắc phải là không biết lắng nghe. Nghe và chấp nhận sự khác biệt là yếu tố quan trọng của phát triển.
Tự động viên
-Tự động viên là một kỹ năng rất cần thiết để luôn có tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực đối với công việc của mình. Đừng chờ sự công nhận và động viên từ người khác, chính chúng ta phải là người đầu tiên nhìn thấy những điểm mạnh, những đóng góp, thành công của mình dù đó là những thành công nhỏ nhất.
Đôi khi thước đo quan trọng nhất chính là so với chính mình, mình đã làm tốt hết mức của mình chưa, mình đã thực lòng với mọi người chưa? Nếu câu trả lời là có, chúng ta có thể tự tin và đi tiếp con đường của mình.
Nhà lãnh đạo thành đạt luôn là người có những tiêu chuẩn cao và quyết tâm theo đuổi chúng, nhưng nếu chưa đạt được thì cũng không bi quan.
Giao tiếp là hoạt động thường xuyên đối với vị trí quản lý cấp cao. Xét trong phạm vi kỹ năng lãnh đạo thì giao tiếp nội bộ được chú trọng hơn, bao gồm:
-Chủ trì cuộc họp trao đổi thống nhất ý kiến
-Định hướng giải quyết, triển khai kế hoạch
-Xây dựng quy chuẩn thực hiện, thúc đẩy mục tiêu cho từng nhân viên…
-Ngoài ra, nhiệm vụ giao tiếp thương thảo hợp đồng, thuyết phục khách hàng cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp giỏi từ người lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng được sử dụng để định hướng, sắp xếp những cá nhân, những bộ phận cùng phối hợp thực hiện một loạt nhiệm vụ theo một lịch trình nhất định, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Kỹ năng lãnh đạo là sự phối hợp nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một ứng viên sở hữu kỹ năng lãnh đạo xuất sắc luôn thuận lợi đạt những thành tích cao trong công việc và những vị trí quản lý cấp cao trong tổ chức.
Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp
Kỹ năng lãnh đạo góp phần mang đến lợi thế lớn cho ứng viên trong quá trình cạnh tranh ứng tuyển, đặc biệt là ở những vị trí quản lý cấp cao.
Đây cũng là kỹ năng mà nhà tuyển dụng đặc biệt tìm kiếm và có tỷ lệ thang điểm đánh giá cao nhất khi lựa chọn ứng viên. Bởi lẽ, một người sở hữu kỹ năng lãnh đạo giỏi sẽ :
-Ủy thác, phân bổ đúng người đúng việc
-Giải quyết xung đột hiệu quả, công bằng, tạo sự an tâm cho nhân viên
-Khích lệ tinh thần làm việc cống hiến của tập thể
-Hỗ trợ đắc lực cho ban giám đốc trong vai trò điều phối, chỉ đạo triển khai kế hoạch…
-Chính vì tầm quan trọng này mà ngay từ khi soạn CV, ứng viên đã phải chú trọng thể hiện năng lực lãnh đạo vượt trội của mình.
Ứng xử và giao tiếp
-Điều này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Mục tiêu của việc này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Công nhận và chia sẻ các giá trị và thành tựu của người khác hoàn toàn không phải là việc đơn giản dù giá trị đó là của cấp dưới hay đồng nghiệp, hoặc cấp trên. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng.
Truyền thông
-Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả là yêu cầu của kỹ năng này. Nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà lãnh đạo. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà lãnh đạo “lẳng lặng mà làm” không còn chỗ đứng vì “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”.
Một điểm yếu mà nhiều nhà lãnh đạo hay mắc phải là không biết lắng nghe. Nghe và chấp nhận sự khác biệt là yếu tố quan trọng của phát triển.
Tự động viên
-Tự động viên là một kỹ năng rất cần thiết để luôn có tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực đối với công việc của mình. Đừng chờ sự công nhận và động viên từ người khác, chính chúng ta phải là người đầu tiên nhìn thấy những điểm mạnh, những đóng góp, thành công của mình dù đó là những thành công nhỏ nhất.
Đôi khi thước đo quan trọng nhất chính là so với chính mình, mình đã làm tốt hết mức của mình chưa, mình đã thực lòng với mọi người chưa? Nếu câu trả lời là có, chúng ta có thể tự tin và đi tiếp con đường của mình.
Nhà lãnh đạo thành đạt luôn là người có những tiêu chuẩn cao và quyết tâm theo đuổi chúng, nhưng nếu chưa đạt được thì cũng không bi quan.
Giao tiếp là hoạt động thường xuyên đối với vị trí quản lý cấp cao. Xét trong phạm vi kỹ năng lãnh đạo thì giao tiếp nội bộ được chú trọng hơn, bao gồm:
-Chủ trì cuộc họp trao đổi thống nhất ý kiến
-Định hướng giải quyết, triển khai kế hoạch
-Xây dựng quy chuẩn thực hiện, thúc đẩy mục tiêu cho từng nhân viên…
-Ngoài ra, nhiệm vụ giao tiếp thương thảo hợp đồng, thuyết phục khách hàng cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp giỏi từ người lãnh đạo.