Để đưa doanh nghiệp của mình phát triển là điều không hề đơn giản và yêu cầu nhà quản trị doanh nghiệp phải có đủ những kỹ năng kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ này. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các nhà quản trị những bí quyết giúp doanh nghiệp của mình phát triển bền vững.
Nâng cao hiệu quả giao tiếp trong doanh nghiệp
Giao tiếp hiệu quả là chìa khoá thành công trong kinh doanh. Thông tin chính xác là điều kiện cần để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất, do đó cần đảm bảo rằng các thông điệp, chỉ thị được truyền đạt đầy đủ nội dung và đến được người nhận cuối cùng một cách rõ ràng.
Việc liên lạc giữa nhà quản lý với các nhân viên cấp dưới của mình là vô cùng quan trọng và là cách hiệu quả nhất giúp thông điệp trực tiếp rõ ràng hơn vừa tạo ra sự tin tưởng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng giao tiếp nội bộ như zalo, skype,... để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền đạt thông điệp.
>> Bí quyết xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp đạt chuẩn 4.0
Tạo một môi trường năng động
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất cũng như tinh thần làm việc của nhân viên. Khi không gian làm việc có thể tiếp thêm sinh lực, sự vui vẻ cho các cá nhân, thật dễ dàng để mọi người mang “trái tim và linh hồn” của họ đến nơi làm việc. Họ tham gia nhiều hơn, truyền cảm hứng, có năng suất, và thích cam kết. Và bởi vì mọi người muốn ở trong văn phòng, nên họ sẽ ít vắng mặt hơn và đạt hiệu suất công việc.
Một môi trường làm việc năng động không chỉ phụ thuộc vào việc bố trí không gian văn phòng và màu sắc. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ năng lượng: các mối quan hệ giữa các cá nhân, văn hóa tổ chức và phong cách của nhà lãnh đạo.
Kết hợp kế toán tài chính với hoạch định chiến lược
Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị.
Tại một số doanh nghiệp, bộ phận kế toán chỉ là một phòng ban không dính dáng, đóng góp gì vào quá trình hoạch định chiến lược. Tuy nhiên, một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi là người tạo được cầu nối giữa phòng kế hoạch thực thi với các sổ sách của kế toán.
Bằng cách sử dụng kế toán như một công cụ định hướng chiến lược, chứ không chỉ đơn thuần là tính toán số liệu, doanh nghiệp sẽ được trang bị tốt hơn để đáp ứng các mục tiêu tài chính trong tương lai và tận dụng được tốt hơn các cơ hội sinh lời.
Duy trì các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững.
Chính doanh nghiệp phải bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật.
>> Xem thêm cách xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp phòng tránh rủi ro và thất thoát: http://bit.ly/ksnb10
Đặt ra mục tiêu, kỳ vọng rõ ràng
Thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp là công việc rất quan trọng nếu bạn mong muốn tối ưu hóa và duy trì hiệu suất làm việc của các thành viên trong tổ chức. Các thành viên của bạn sẽ phải hiểu rõ mục tiêu chung là gì, và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Nhưng đôi khi trong quá trình thiết lập mục tiêu, không có sự tương đồng của các thành viên về cách xác định mục tiêu, vì vậy, với tư cách là nhà quản lý, bạn cần chắc chắn rằng tất cả mọi người đều nắm rõ mục tiêu của đội, rằng mỗi cá nhân phải cùng đồng lòng để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Thiên vị, phân biệt đối xử
Đôi khi nhà quản lý thích làm việc với nhân viên này hơn là nhân viên khác vì tích cách hay ngoại hình. Tuy nhiên tình trạng này không nên xuất hiện trong doanh nghiệp, điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy đang làm việc trong một môi trường phân biệt đối xử, thiếu chuyên nghiệp và không còn xem trọng nhà quản lý.
Tìm giải pháp vội vàng
Gặp khó khăn trong quá trình hoạt động là vấn đề của mọi doanh nghiệp, nhưng giải quyết vấn đề hiệu quả hay không thì do năng lực của người đứng đầu công ty. Một số doanh nghiệp thường vội vàng tìm những giải pháp nhanh gọn để đốt cháy giai đoạn mà bỏ qua những biện pháp lâu dài có thể tốn thời gian hơn nhưng lại mang đến một kết quả bền vững hơn trong tương lai dài.
Đưa ra những đòi hỏi bất khả thi
Đừng bắt buộc hay thách thức nhân viên của bạn thực hiện những nhiệm vụ vượt ngoài khả năng của họ. Điều đó chỉ khiến nhân viên chán nản và làm việc đối phó không đạt được hiệu quả. Thay vì đó, nhà quản lý nên ngồi lại để thảo luận rõ ràng, đưa ra những điều chỉnh phù hợp về yêu cầu công việc hoặc có thể cung cấp thêm nguồn lực và sự hỗ trợ để nhân viên hoàn thành công việc được giao.
Giám sát nhân viên quá chặt chẽ
Bạn có thể quản lý và theo dõi được nhân viên qua các bản báo cáo tiến trình công việc. Hãy đặt niềm tin vào nhân viên bạn đã tuyển dụng. Nếu nhân viên bị giám sát quá chặt chẽ, họ không thể làm việc thoải mái được. Đừng nghĩ kỹ năng quản lý công việc của nhân viên bằng giám sát là hiệu quả, nó là nguyên nhân khiến nhân viên chán nản với công việc.
Không minh bạch tài chính
Nếu doanh nghiệp che dấu không thông báo với nhân viên của mình về tình hình tài chính của mình thì các nhiệm vụ như báo cáo, quản lý, đánh giá hay lên kế hoạch kinh doanh đều trở nên khó khăn và thiếu hiệu quả. Người đứng đầu doanh nghiệp phải biết được chính xác đánh giá tài chính của công ty để có sự điều chỉnh hợp lý nếu không hoạt động kinh doanh sẽ không tìm được giải pháp để phát triển.
Quản trị doanh nghiệp hiệu quả là nền tảng giúp tổ chức tiếp tục phát triển và vươn xa hơn trong tương lai. Những yếu tố mà chúng tôi chia sẻ hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn mới về cách thức quản lý một doanh nghiệp hiện đại.
Nâng cao hiệu quả giao tiếp trong doanh nghiệp
Giao tiếp hiệu quả là chìa khoá thành công trong kinh doanh. Thông tin chính xác là điều kiện cần để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất, do đó cần đảm bảo rằng các thông điệp, chỉ thị được truyền đạt đầy đủ nội dung và đến được người nhận cuối cùng một cách rõ ràng.
Việc liên lạc giữa nhà quản lý với các nhân viên cấp dưới của mình là vô cùng quan trọng và là cách hiệu quả nhất giúp thông điệp trực tiếp rõ ràng hơn vừa tạo ra sự tin tưởng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng giao tiếp nội bộ như zalo, skype,... để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền đạt thông điệp.
>> Bí quyết xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp đạt chuẩn 4.0
Tạo một môi trường năng động
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất cũng như tinh thần làm việc của nhân viên. Khi không gian làm việc có thể tiếp thêm sinh lực, sự vui vẻ cho các cá nhân, thật dễ dàng để mọi người mang “trái tim và linh hồn” của họ đến nơi làm việc. Họ tham gia nhiều hơn, truyền cảm hứng, có năng suất, và thích cam kết. Và bởi vì mọi người muốn ở trong văn phòng, nên họ sẽ ít vắng mặt hơn và đạt hiệu suất công việc.
Một môi trường làm việc năng động không chỉ phụ thuộc vào việc bố trí không gian văn phòng và màu sắc. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ năng lượng: các mối quan hệ giữa các cá nhân, văn hóa tổ chức và phong cách của nhà lãnh đạo.
Kết hợp kế toán tài chính với hoạch định chiến lược
Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị.
Tại một số doanh nghiệp, bộ phận kế toán chỉ là một phòng ban không dính dáng, đóng góp gì vào quá trình hoạch định chiến lược. Tuy nhiên, một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi là người tạo được cầu nối giữa phòng kế hoạch thực thi với các sổ sách của kế toán.
Bằng cách sử dụng kế toán như một công cụ định hướng chiến lược, chứ không chỉ đơn thuần là tính toán số liệu, doanh nghiệp sẽ được trang bị tốt hơn để đáp ứng các mục tiêu tài chính trong tương lai và tận dụng được tốt hơn các cơ hội sinh lời.
Duy trì các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững.
Chính doanh nghiệp phải bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật.
>> Xem thêm cách xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp phòng tránh rủi ro và thất thoát: http://bit.ly/ksnb10
Đặt ra mục tiêu, kỳ vọng rõ ràng
Thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp là công việc rất quan trọng nếu bạn mong muốn tối ưu hóa và duy trì hiệu suất làm việc của các thành viên trong tổ chức. Các thành viên của bạn sẽ phải hiểu rõ mục tiêu chung là gì, và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Nhưng đôi khi trong quá trình thiết lập mục tiêu, không có sự tương đồng của các thành viên về cách xác định mục tiêu, vì vậy, với tư cách là nhà quản lý, bạn cần chắc chắn rằng tất cả mọi người đều nắm rõ mục tiêu của đội, rằng mỗi cá nhân phải cùng đồng lòng để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Thiên vị, phân biệt đối xử
Đôi khi nhà quản lý thích làm việc với nhân viên này hơn là nhân viên khác vì tích cách hay ngoại hình. Tuy nhiên tình trạng này không nên xuất hiện trong doanh nghiệp, điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy đang làm việc trong một môi trường phân biệt đối xử, thiếu chuyên nghiệp và không còn xem trọng nhà quản lý.
Tìm giải pháp vội vàng
Gặp khó khăn trong quá trình hoạt động là vấn đề của mọi doanh nghiệp, nhưng giải quyết vấn đề hiệu quả hay không thì do năng lực của người đứng đầu công ty. Một số doanh nghiệp thường vội vàng tìm những giải pháp nhanh gọn để đốt cháy giai đoạn mà bỏ qua những biện pháp lâu dài có thể tốn thời gian hơn nhưng lại mang đến một kết quả bền vững hơn trong tương lai dài.
Đưa ra những đòi hỏi bất khả thi
Đừng bắt buộc hay thách thức nhân viên của bạn thực hiện những nhiệm vụ vượt ngoài khả năng của họ. Điều đó chỉ khiến nhân viên chán nản và làm việc đối phó không đạt được hiệu quả. Thay vì đó, nhà quản lý nên ngồi lại để thảo luận rõ ràng, đưa ra những điều chỉnh phù hợp về yêu cầu công việc hoặc có thể cung cấp thêm nguồn lực và sự hỗ trợ để nhân viên hoàn thành công việc được giao.
Giám sát nhân viên quá chặt chẽ
Bạn có thể quản lý và theo dõi được nhân viên qua các bản báo cáo tiến trình công việc. Hãy đặt niềm tin vào nhân viên bạn đã tuyển dụng. Nếu nhân viên bị giám sát quá chặt chẽ, họ không thể làm việc thoải mái được. Đừng nghĩ kỹ năng quản lý công việc của nhân viên bằng giám sát là hiệu quả, nó là nguyên nhân khiến nhân viên chán nản với công việc.
Không minh bạch tài chính
Nếu doanh nghiệp che dấu không thông báo với nhân viên của mình về tình hình tài chính của mình thì các nhiệm vụ như báo cáo, quản lý, đánh giá hay lên kế hoạch kinh doanh đều trở nên khó khăn và thiếu hiệu quả. Người đứng đầu doanh nghiệp phải biết được chính xác đánh giá tài chính của công ty để có sự điều chỉnh hợp lý nếu không hoạt động kinh doanh sẽ không tìm được giải pháp để phát triển.
Quản trị doanh nghiệp hiệu quả là nền tảng giúp tổ chức tiếp tục phát triển và vươn xa hơn trong tương lai. Những yếu tố mà chúng tôi chia sẻ hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn mới về cách thức quản lý một doanh nghiệp hiện đại.