Đàm phán thương lượng là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong các cuộc hợp tác kinh doanh. Sở hữu được bộ kỹ năng này sẽ khiến bạn gặp nhiều thành công và thuận lợi trong công việc. Là những yếu tố quyết định hiệu quả của một cuộc giao dịch. Người có kỹ năng này sẽ nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ người khác. Vậy làm sao để trở thành một nhà đàm phán chuyên nghiệp?
Kỹ năng đàm phán thương lượng là gì?
Đàm phán thương lượng là phương tiện cơ bản để hai hay nhiều bên đạt được sự thỏa hiệp. Đó là quá trình giao tiếp nhằm mang lại quyền và nghĩa vụ cho các bên. Một người được xem là đàm phán giỏi phải là người nhanh nhạy, biết lắng nghe và thái độ khiến người khác dễ chịu. Đồng thời, họ cũng là người biết tranh luận, thông minh và kiên quyết để không mắc bẫy hay nhún nhường đối phương
9 Nguyên tắc trong các cuộc đàm phán
Trong đàm phán, bạn cần thuộc nằm lòng 9 nguyên tắc sau đây để làm chủ cuộc đàm phán:
Đàm phán là một hoạt động tự nguyện.
Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được.
Mục đích của đàm phán là thỏa thuận.
Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt.
Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán.
Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn toàn
Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.
Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.
Quy trình đàm phán thương lượng trong kinh doanh
Chuẩn bị là bước quan trọng nhất trong bất kì cuộc đàm phán nào. Để chuẩn bị thật tốt cho một cuộc thương thảo, bạn cần xác định được 5 vấn đề sau:
Xác định lợi ích
Xác định các phương án thay thế phù hợp
Xác định rõ vấn đề
Xác định mục tiêu và điểm giới hạn
Tìm hiểu rõ đối tác
Xây dựng mối quan hệ với đối tác
Khi bắt đầu tham gia cuộc đàm phán, bạn cần dành thời gian và nỗ lực cho việc xây dựng mối quan hệ với đối tác. Việc xây dựng mối quan hệ này giúp bạn có được sự tin tưởng để chia sẻ các thông tin cho đối tác. Một nhà đàm phán giỏi phải cân bằng được lợi ích của doanh nghiệp và của đối tác.
Trao đổi thông tin
Qua việc trao đổi thông tin, hai bên có thể cảm thấy thoải mái và hiểu nhau hơn. Một cuộc đàm phán thành công sẽ hướng về mục tiêu của các bên và không bên nào bị mất quyền lợi. Do đó, để đạt được thỏa thuận cao nhất, những nhà đàm phán phải thương lượng dựa trên cơ sở lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.
Đề ra các lựa chọn
Để đạt được thỏa thuận tối đa trong đàm phán, các nhà đàm phán nên chia mục tiêu của mình thành các gói điều khoản khác nhau để đối tác có nhiều sự lựa chọn và cảm thấy thoải mái hơn.
Đạt được một thỏa thuận
Các nhà đàm phán nên tiến hành đánh giá và đưa ra các phương án. Đánh giá phương án khả thi nên được thực hiện bằng cách sử dụng các tiêu chí khách quan mà hai bên đã thỏa thuận. Phương án đạt nhiều tiêu chí nhất sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho đôi bên.
Không thành công cũng phải thành bạn
Không phải bất cứ cuộc đàm phán nào cũng thành công. Sẽ có lúc cuộc đàm phán bị đổ vỡ do bất đồng quan niệm hoặc không dung hòa được lợi ích của các bên. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ “không thành công cũng phải là bạn”. Bởi biết đâu trong tương lai rất có thể bạn sẽ đàm phán và hợp tác với họ. “Thêm bạn bớt thù” luôn luôn đúng trong quản trị kinh doanh hiện đại.
Kỹ năng đàm phán thương lượng là gì?
Đàm phán thương lượng là phương tiện cơ bản để hai hay nhiều bên đạt được sự thỏa hiệp. Đó là quá trình giao tiếp nhằm mang lại quyền và nghĩa vụ cho các bên. Một người được xem là đàm phán giỏi phải là người nhanh nhạy, biết lắng nghe và thái độ khiến người khác dễ chịu. Đồng thời, họ cũng là người biết tranh luận, thông minh và kiên quyết để không mắc bẫy hay nhún nhường đối phương
9 Nguyên tắc trong các cuộc đàm phán
Trong đàm phán, bạn cần thuộc nằm lòng 9 nguyên tắc sau đây để làm chủ cuộc đàm phán:
Đàm phán là một hoạt động tự nguyện.
Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được.
Mục đích của đàm phán là thỏa thuận.
Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt.
Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán.
Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn toàn
Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.
Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.
Quy trình đàm phán thương lượng trong kinh doanh
Chuẩn bị là bước quan trọng nhất trong bất kì cuộc đàm phán nào. Để chuẩn bị thật tốt cho một cuộc thương thảo, bạn cần xác định được 5 vấn đề sau:
Xác định lợi ích
Xác định các phương án thay thế phù hợp
Xác định rõ vấn đề
Xác định mục tiêu và điểm giới hạn
Tìm hiểu rõ đối tác
Xây dựng mối quan hệ với đối tác
Khi bắt đầu tham gia cuộc đàm phán, bạn cần dành thời gian và nỗ lực cho việc xây dựng mối quan hệ với đối tác. Việc xây dựng mối quan hệ này giúp bạn có được sự tin tưởng để chia sẻ các thông tin cho đối tác. Một nhà đàm phán giỏi phải cân bằng được lợi ích của doanh nghiệp và của đối tác.
Trao đổi thông tin
Qua việc trao đổi thông tin, hai bên có thể cảm thấy thoải mái và hiểu nhau hơn. Một cuộc đàm phán thành công sẽ hướng về mục tiêu của các bên và không bên nào bị mất quyền lợi. Do đó, để đạt được thỏa thuận cao nhất, những nhà đàm phán phải thương lượng dựa trên cơ sở lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.
Đề ra các lựa chọn
Để đạt được thỏa thuận tối đa trong đàm phán, các nhà đàm phán nên chia mục tiêu của mình thành các gói điều khoản khác nhau để đối tác có nhiều sự lựa chọn và cảm thấy thoải mái hơn.
Đạt được một thỏa thuận
Các nhà đàm phán nên tiến hành đánh giá và đưa ra các phương án. Đánh giá phương án khả thi nên được thực hiện bằng cách sử dụng các tiêu chí khách quan mà hai bên đã thỏa thuận. Phương án đạt nhiều tiêu chí nhất sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho đôi bên.
Không thành công cũng phải thành bạn
Không phải bất cứ cuộc đàm phán nào cũng thành công. Sẽ có lúc cuộc đàm phán bị đổ vỡ do bất đồng quan niệm hoặc không dung hòa được lợi ích của các bên. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ “không thành công cũng phải là bạn”. Bởi biết đâu trong tương lai rất có thể bạn sẽ đàm phán và hợp tác với họ. “Thêm bạn bớt thù” luôn luôn đúng trong quản trị kinh doanh hiện đại.