Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Kỹ năng thương lượng ra sao trong doanh nghiệp?

baongoc1404

Thành viên cấp 1
Tham gia
7/8/20
Bài viết
170
Thích
0
Điểm
16
#1
Kỹ năng thương lượng trong kinh doanh là gì?
Trong kinh doanh, một kỹ năng mà những người lãnh đạo không thể thiếu được khi làm việc cùng các đối tác là kỹ năng thương lượng trong kinh doanh. Kỹ năng thương lượng sẽ giúp những nhà kinh doanh có thêm nhiều quyền lợi và bước phát triển trong việc kinh doanh của mình.
kỹ năng đàm phán.jpg

Trong kinh doanh, một kỹ năng mà những người lãnh đạo không thể thiếu được khi làm việc cùng các đối tác là kỹ năng thương lượng trong kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ năng này thông qua bài viết sau đây

Tại sao cần thương lượng

Trước khi bắt đầu đàm phán thì bạn luôn phải xác định được những mục đích mà mình mong muốn đạt được. Tuy nhiên, trong lúc đàm phán thì đối phương có thuê sẽ đưa ra những điều khiến hay những quyền lợi khác hẳn với mục đích của mình đặt ra thì lúc này bạn sẽ phải thương lượng với đối phương. Việc thương lượng làm sao để đối phương nghe theo ý mình một cách thuyết phục cần rất nhiều kỹ năng nhỏ khác nhau và cũng cần phải có sự linh hoạt để có thể đảm bảo quyền lợi của 2 bên.

Ông bà ta đã dạy “ biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đây cũng là một kỹ năng cần có của một người làm kinh doanh. Đặc biệt là trong lúc thương lượng, đàm phán.

Người kinh doanh cần có sự nhạy bén để có thể nhận biết được mục tiêu của đối phương. Vì đối phương cũng có những mục tiêu của họ và có thể nhượng bộ để nhận được những quyền lợi khác. Chính vì thế, việc nhạy bén nắm bắt những điều này sẽ giúp bạn có thể đưa ra những phương án thương lượng phù hợp, thỏa mãn được quyền lợi của mình.

Đảm bảo quyền lợi của 2 bên
Trong môi trường kinh doanh hiện đại thì việc đảm bảo quyền lợi của 2 bên lại càng được chú trọng. Vì thương trường không phải là chiến trường và một cuộc đàm phán kết thúc trong vui vẻ thì sẽ mang đến lợi nhuận cho cả 2 bên. Chiến thắng của người này không cần thiết phải xây dựng nên từ thất bại của người khác.

Nếu thương lượng không thành công thì đừng quên kết bạn
Không phải bất kỳ cuộc đàm phán, thương lượng nào cũng thành công mà có thể cũng sẽ thất bại do hai bên không đồng quan điểm.

Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng mình đã có thêm một người bạn. Kỹ năng kết bạn cũng là một kỹ năng quan trọng trong khi thương lượng.

Bởi thêm bạn là bớt thù, quan niệm này vẫn luôn đúng. Vì một lần thất bại không có nghĩa là không có lần sau và để vụt mất những cơ hội tiếp theo đó

Như vậy, bạn đã nắm rõ được những kỹ năng thương lượng trong kinh doanh cơ bản rồi đúng không nào. Hãy tham gia ngay khóa học này để hiểu rõ hơn về kỹ năng này cũng như thực hành chúng một cách bài bản.

Giai đoạn tiếp xúc

Mỗi cuộc thương lượng diễn ra trong một không khí riêng: có cuộc thì vui vẻ, thoải mái, hữu nghị, có cuộc thì căng thẳng, nặng nề, xung đột... Không khí của cuộc thương lượng thường thay đổi trong quá trình thương lượng, tuy nhiên ở mỗi cuộc đều có một bầu không khí chủ đạo, nó bao trùm từ đầu đến cuối cuộc thương lượng. Kết quả của việc thăm dò có thể dẫn đến những sự điều chỉnh nhất định trong kế hoạch và chiến thuật thương lượng.

Giai đoạn thương lượng

Sau giai đoạn tiếp xúc, các bên chuyển sang trao đổi, bàn bạc vấn đề cần giải quyết, tức là tiến hành thương lượng. Trong giai đoạn này các bên tiến hành bàn bạc, thỏa thuận những vấn đề đôi bên cùng quan tâm như: hàng hóa, chất lượng, số lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán... Giai đoạn này có thể chia ra làm ba bước: đưa ra yêu cầu, điều chỉnh yêu cầu, thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Đưa ra yêu cầu

Việc đưa ra yêu cầu hợp lý có ý nghĩa quan trọng. Chẳng hạn trong bán hàng, nếu chủ cửa hàng nói thách quá cao, khách hàng dễ bỏ đi vì cho rằng chủ hàng thiếu thiện chí. Cho nên chủ hàng chỉ nên phát giá cao hơn giá bán một chút là hợp lý.

Yêu cầu của hai bên sẽ có sự khác nhau. Thông thường ai cũng muốn bảo vệ yêu cầu của mình. Tuy nhiên, mỗi bên chỉ đạt được lợi ích khi cùng nhau đi đến được ý kiến thống nhất. Vì vậy, hai bên phải bàn bạc, trao đổi để điều chỉnh yêu cầu cho hợp lý.


Khi chúng ta đưa ra đề nghị đầu tiên của mình và nhận được phản hồi của bên đối tác (hoặc ngược lại) thì chúng ta đã xác định được vùng thương lượng. Trong phần chuẩn bị chúng ta đã đặt ra những giới hạn cho mình và đối tác cũng vậy. Vùng thương lượng chính là vùng hai bên chồng lấn nhau.

Nếu mong muốn hai bên không có vùng chồng lấn, mức giá tối đa mà người mua có thể trả thấp hơn mức giá tối thiểu mà người bán có thể bán, đàm phán sẽ không có cơ hội thành công. Vùng thương lượng không chỉ tồn tại đối với yếu tố giá cả mà cả nhiều yếu tố khác. Sẽ có nhiều vùng thương lượng tương ứng với nhiều vùng đàm phán khác nhau.

Giai đoạn kết thúc

Sau khi hai bên đã có sự nhượng bộ và đi đến ý kiến thống nhất, cả hai nên kiểm tra lại một lần nữa những điểm đã được nhất trí. Tiếp đó mới soạn thảo hợp đồng. Khi soạn thảo hợp đồng, bạn cần chú ý dùng từ ngữ chuẩn xác, nội dung phải rõ ràng, cụ thể. Nếu có từ có nhiều nghĩa thì phải xác định nghĩa nào của nó được sử dụng trong hợp đồng.
 

Đối tác

Top