Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Lên kế hoạch xây dựng ma trận SWOT

xuanpmtmt

Thành viên cấp 1
Tham gia
10/11/20
Bài viết
50
Thích
0
Điểm
6
#1
Phân tích SWOT trong marketing chính là chìa khóa vàng để bạn xác định được mục tiêu, chiến lược, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Mô hình này sẽ giúp bạn thiết lập chiến lược kinh doanh và xây dựng được hướng phát triển lâu dài. Hãy cùng mình tìm hiểu các khái niệm ma trận SWOT là gì và cách lên kế hoạch xây dựng mô hình này nhé.


Ma trận SWOT là gì?

Là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình điển hình trong phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp.

Điểm mạnh và điểm yếu là hai yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp. Các yếu tố nội bộ này thường liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty, đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp có thể nỗ lực thay đổi và hoàn thiện hơn. Ví dụ như thương hiệu, vị trí địa lý, đặc điểm,...

Còn cơ hội và thách thức là yếu ảnh ảnh từ tác động bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh,... là những yếu tố có thể xảy ra, thay đổi thường xuyên và khó kiểm soát.


Lên kế hoạch xây dựng ma trận SWOT

1. Điểm mạnh

Điểm mạnh của doanh nghiệp có thể ở một số lĩnh vực như nguồn tài chính, nhân lực, kinh nghiệm, chất lượng phục vụ khách hàng, sản phẩm, giấy chứng nhận,...

Bạn phải xác nhận xem doanh nghiệp có những đặc điểm gì nổi bật, những gì chỉ có ở bạn, chiến thuật kinh doanh riêng, nhân tố nào giúp bạn có được đơn hàng nhanh chóng?

Khi phân tích điểm mạnh của mình bạn nên đứng ở nhiều góc độ khác nhau từ khách hàng, đối tác đến đối thủ cạnh tranh để có được đánh giá khách quan nhất.

2. Điểm yếu

Là vấn đề còn hiện hữu và cản trở doanh nghiệp phát triển. Bạn cần xác định được điểm yếu và đẩy lùi nói.

Để xác định được bạn cần xem xét nhân tố nào tác động được làm bạn bị kìm hãm phát triển, đâu là nguyên nhân khách hàng không tìm đến bạn, đối thủ cạnh tranh đang thực hiện chiến lược kinh doanh tốt hơn bạn ở điểm nào?,...

3. Cơ hội

Là những nhân tố tác động bên ngoài mang tính tích cực, nắm bắt được cơ hội là điều kiện tốt để bạn thực hiện mục tiêu tốt nhất.

Bạn có thể tận dụng cơ hội đến từ xu hướng công nghệ, thay đổi chính sách Chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn, thay đổi về mặt xã hội, dân số và xu hướng người tiêu dùng.

4. Thách thức

Là những yếu tố rủi ro, đe dọa đến sự phát triển bao gồm đối thủ cạnh tranh, rủi ro khi xoay chuyển tài chính, các tác động tiêu cực đến doanh nghiệp,...

Để có thể phân tích chính xác các tác động của môi trường đến doanh nghiệp, bạn nên kết hợp thêm phân tích mô hình PEST. Mô hình này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược kiểm soát hiệu quả, tận dụng được các cơ hội kinh doanh.

Trên đây là những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thức thức ở hiện tại và trong tương lai, ma trận SWOT sẽ hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.
 

Đối tác

Top