Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Lawkey xin được tư vấn cho bạn về những vấn đề liên quan đến lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau :
1/ Khách thể của tội phạm
Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng thời xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của nhà nước, tổ chức, công nhân
2/ Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan: hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của người phạm tội, chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền này chỉ được thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội.
– Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có thể được được biểu hiện các hành vi sau:
+ Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để đe dọa, cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại khi bị người có chức vụ, quyền hạn đe dọa, cưỡng bức do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình nên đã để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của mình.
+ Người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thực với người khác nhưng người bị hại vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra đó là gian dối, sai sự thực và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản
– Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cấu thành tội phạm khi:
+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
+ dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
3/ Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
4/ Chủ thể của tội phạm
Chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn
5/ Hình phạt
Theo quy định tại điều 280, Bộ Luật hình sự năm 1999, hình phạt đối với tội này được quy định như sau:
“1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Hi vọng những tư vấn trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể liên hệ đến công ty Luật của chúng tôi nếu còn những vấn đề khúc mắc. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng nhất.
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Lawkey xin được tư vấn cho bạn về những vấn đề liên quan đến lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau :
1/ Khách thể của tội phạm
Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng thời xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của nhà nước, tổ chức, công nhân
2/ Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan: hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của người phạm tội, chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền này chỉ được thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội.
– Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có thể được được biểu hiện các hành vi sau:
+ Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để đe dọa, cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại khi bị người có chức vụ, quyền hạn đe dọa, cưỡng bức do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình nên đã để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của mình.
+ Người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thực với người khác nhưng người bị hại vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra đó là gian dối, sai sự thực và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản
– Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cấu thành tội phạm khi:
+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
+ dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
3/ Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
4/ Chủ thể của tội phạm
Chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn
5/ Hình phạt
Theo quy định tại điều 280, Bộ Luật hình sự năm 1999, hình phạt đối với tội này được quy định như sau:
“1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Hi vọng những tư vấn trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể liên hệ đến công ty Luật của chúng tôi nếu còn những vấn đề khúc mắc. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng nhất.