Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Lợi Phúc Đường chỉ ra nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai

loiphucduong

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/4/19
Bài viết
271
Thích
0
Điểm
16
#1
Lợi Phúc Đường cho biết: Rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số loại thuốc gây nên. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như: các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và tổn thương các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh, do sự tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật không chỉ ở phụ nữ mang thai mà cả ở nam giới, dần dần có thể gây tổn thương khắp cơ thể.

Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị. Tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch.

Một số bệnh truyền nhiễm do virut và vi khuẩn như: ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu… Rối loạn di truyền, rối loạn tâm sinh lý, các sang trấn tinh thần, căng thẳng quá mức…



Trước đây người ta thường nói tới rối loạn của từng tuyến nội tiết, nhưng ngày nay người ta đã nhận ra mối liên quan rất chặt chẽ giữa các tuyến nội tiết. Do vậy mà những biểu hiện của rối loạn nội tiết trong lâm sàng rất phức tạp. Nhưng tựu chung lại có hai hội chứng lớn của rối loạn này là cường chức năng và suy chức năng.

Có rất nhiều biểu hiện liên quan đến rối loạn nội tiết, tùy thuộc vào từng tuyến. Nhưng có những dấu hiệu chung mà khi người bệnh nhận thấy thì nên đi khám bệnh ngay, như: tăng cân, sụt cân bất thường, uống nhiều, tiểu nhiều, vết thương lâu lành…

Rối loạn nội tiết gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, một số bệnh thường gặp hiện nay như: đái tháo đường type 2, suy giáp, cường suy tuyến thượng thận( do bệnh lý tự miễn hoặc do thuốc) suy tuyến yên…

Các bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết - chuyển hóa

Đái tháo đường typ 2: đây là căn bệnh khá phổ biến và đang đà phát triển mạnh, tuy nhiên đa số người mắc lại không hề biết mình có bệnh.

Suy giáp: suy giáp liên quan đến bất kỳ tình trạng nào liên quan đến hiện tượng tuyến giáp sản xuất ra hormon dưới mức bình thường. Suy giáp dẫn đến nhiều rối loạn với các biểu hiện: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, có khi tăng cân; sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh; tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa; phù niêm mạc toàn thể...

Suy giáp nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ: tăng cholesterol, Triglyceride, giảm HDL; tăng đề kháng mạch máu ngoại biên; thay đổi nội mạc mạch máu; tăng nguy cơ bệnh mạch máu ngoại biên ; tăng độ dầy động mạch cảnh; tăng suy tim sung huyết; suy chức năng tâm thất ở thì tâm thu và tâm trương; tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, cơn hoảng loạn; tăng nguy cơ chậm lớn ở trẻ có mẹ bị suy giáp lúc mang thai.

Cường giáp: là tình trạng dư thừa quá nhiều hormon tuyến giáp trong máu. Sự dư thừa nồng độ của hormon giáp làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương, và những rối loạn chuyển hóa khác. Ngoài ra sự dư thừa hormon giáp còn gây ra những rối loạn về tâm, thần kinh; rối loạn tiêu hóa và các rối loạn tình dục (lãnh đạm tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ; giảm ham muốn, rối loạn cương dương ở nam giới…).

Bệnh tuyến thượng thận: Bệnh suy tuyến thương thận mạn tính còn gọi là bệnh suy thượng thận mạn hay bệnh Addison. Các bệnh lý tuyến thượng thận như hội chứng Cushing (cường vỏ thượng thận), hội chứng Conn, (cường Aldosterol tiên phát).

Suy tuyến yên: là sự suy giảm chức năng bài tiết hormon của tuyến yên, những hormon này có tác dụng kích thích các tuyến khác. Bệnh lý tuyến yên là bệnh lý ít được mọi người để ý đến cho đến khi khối u đã quá to gây chèn ép và gây suy tuyến yên ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Các kiến thức cơ bản của bệnh lý nội tiết sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh nội tiết rối loạn chuyển hoá, phần nào có thể giúp ta phát hiện được bệnh sớm hơn nhờ vậy giảm được các biến chứng nặng nề.

Việc điều trị các rối loạn tuyến nội tiết rất phức tạp, việc bổ sung hormon thiếu hụt hay sử dụng các loại thuốc làm kích thích hoặc ức chế tiết hormon nào đó nên do các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉ định và có sự theo dõi đặc biệt. Việc bổ sung hormon nội tiết được chỉ định và theo dõi rất cẩn thận nhằm làm giảm các tác dụng không mong muốn của các chế phẩm này do đó không khuyến khích dùng khi chưa có chỉ định.

Bên cạnh việc điều trị nội khoa thì điều trị ngoại và xạ trị cũng thường được đặt ra với các bệnh lý của các tuyến nội tiết. Việc chỉ định loại hình điều trị nào cho bệnh lý các tuyến nội tiết cần được cân nhắc thận trọng tránh để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh không chỉ trong thời gian ngắn mà còn rất lâu dài (có khi hàng năm sau mới xuất hiện).
 

Đối tác

Top