Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Luật sư tư vấn luật đất đai và nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

bullun

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/1/19
Bài viết
1,070
Thích
1
Điểm
38
#1
Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước đại diện thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy Luật đất đai quy định thế nào về hình thức sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài?



1/ Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài?

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:

Người Việt Nam định cư ở ngước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Trong đó, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam, được xác định theo nguyên tắc huyết thống nhưng hiện nay họ mang quốc tịch của nước ngoài và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

2/ Hình thức sở hữu đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

* Được Nhà nước giao đất:

- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

* Được Nhà nước cho thuê đất:

- Thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

- Đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;

- Đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;

- Xây dựng công trình sự nghiệp.

3/ Hình thức sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sử dụng đất nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Nhà ở năm 2014:

“Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 và được cấp Giấy chứng nhận qquyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.

Vui lòng click vào link này để tìm hiểu thêm, nếu Quý khách hàng cần thêm thông tin về các dịch vụ pháp lý của chúng tôi liên quan đến pháp luật đất đai, nhà ở, bất động sản.

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Công ty Luật Apolo Lawyers

  • Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
  • Tel: (028) 66.701.709 / (028) 35.059.349
  • Hotline 1: 0903.600.347 / Hotline 2: 0908.043.086
  • Email: contact@apolo.com.vn
 

Đối tác

Top