Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội là thành phố trọng điểm về sốt xuất huyết của khu vực miền Bắc. Số ca mắc sốt xuất huyết những năm gần đây có xu hướng tăng cao hơn những năm trước.
Qua theo dõi đánh giá tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên thế giới, trong nước cũng như tại Hà Nội nhiều năm qua, TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết: "Ngành y tế nhận định tình hình SXH năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp và công tác phòng chống SXH còn nhiều khó khăn do bệnh đang có xu hướng gia tăng tại các nước và tại nhiều tỉnh thành trong nước. Điều kiện khí hậu hiện nay nắng lắm mưa nhiều thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh muỗi vằn sinh sôi, phát triển".
Đáng lưu ý, thói quen sinh hoạt của người dân tại một số nơi còn chưa tốt, tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh SXH phát triển như: phế liệu chưa được thu gom tích trữ nước mưa, nước sinh hoạt, nước tưới cây trong các bể, thùng, xô, chậu…; các hộ dân trồng cây cảnh tạo ra các vật dụng chứa nước là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng và bọ gậy phát triển. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa, các khu công trường xây dựng dở dang cũng là những nơi có các điều kiện cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý, số lượng người dân ngoại tỉnh, ngoại huyện mới đến thuê trọ tại khu vực nội thành, các huyện ven nội thành hằng năm là rất lớn. Cùng với điều kiện sinh hoạt tạm bợ như: ngủ không nằm màn, không chú trọng thu gom phế liệu phế thải; nơi ở không ổn định, không biết và không thực hiện các hoạt động phòng chống dịch, đây là nhóm có nhiều khả năng mắc bệnh. Trong khi đó, việc huy động cộng đồng, nhân lực cho các hoạt động diệt bọ gậy, phun hóa chất tại nhiều nơi còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc xử lý ổ dịch còn chưa triệt để, dịch còn diễn biến phức tạp, kéo dài.
Tại lễ phát động hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống SXH (được Sở Y tế Hà Nội tổ chức sáng 12.6), TS Trần Thị Nhị Hà đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch SXH đồng bộ, trong đó tập trung quyết liệt việc diệt muỗi, diệt bọ gậy; đảm bảo kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất diệt muỗi, côn trùng bằng nguồn lực tại chỗ. Chú trọng kiểm soát SXH tại các khu vực nguy cơ cao như: nơi có ổ dịch cũ, có nhiều nhà cho thuê trọ, có công trường xây dựng; tuyên truyền, vận động và tạo thành nếp việc duy trì hoạt động diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà hằng tuần tại hộ gia đình; tại cơ quan xí nghiệp, tại trường học của từng học sinh, từng cán bộ nhân viên và từng người dân trên địa bàn.
"Người dân cần thông báo ngay với trạm y tế địa phương khi bị sốt cao liên tục trên 2 ngày để được hướng dẫn, khám, điều trị và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà để tránh biến chứng nặng làm tăng nguy cơ tử vong", TS Trần Thị Nhị Hà lưu ý.
Bình phun thuốc muỗi 20 lít dùng ắc quy 12V gắn vòi phun sương cao cấp Turbo BA6
Qua theo dõi đánh giá tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên thế giới, trong nước cũng như tại Hà Nội nhiều năm qua, TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết: "Ngành y tế nhận định tình hình SXH năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp và công tác phòng chống SXH còn nhiều khó khăn do bệnh đang có xu hướng gia tăng tại các nước và tại nhiều tỉnh thành trong nước. Điều kiện khí hậu hiện nay nắng lắm mưa nhiều thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh muỗi vằn sinh sôi, phát triển".
Đáng lưu ý, thói quen sinh hoạt của người dân tại một số nơi còn chưa tốt, tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh SXH phát triển như: phế liệu chưa được thu gom tích trữ nước mưa, nước sinh hoạt, nước tưới cây trong các bể, thùng, xô, chậu…; các hộ dân trồng cây cảnh tạo ra các vật dụng chứa nước là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng và bọ gậy phát triển. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa, các khu công trường xây dựng dở dang cũng là những nơi có các điều kiện cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý, số lượng người dân ngoại tỉnh, ngoại huyện mới đến thuê trọ tại khu vực nội thành, các huyện ven nội thành hằng năm là rất lớn. Cùng với điều kiện sinh hoạt tạm bợ như: ngủ không nằm màn, không chú trọng thu gom phế liệu phế thải; nơi ở không ổn định, không biết và không thực hiện các hoạt động phòng chống dịch, đây là nhóm có nhiều khả năng mắc bệnh. Trong khi đó, việc huy động cộng đồng, nhân lực cho các hoạt động diệt bọ gậy, phun hóa chất tại nhiều nơi còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc xử lý ổ dịch còn chưa triệt để, dịch còn diễn biến phức tạp, kéo dài.
Các triệu chứng khi bị bệnh sốt xuất huyết
Tại lễ phát động hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống SXH (được Sở Y tế Hà Nội tổ chức sáng 12.6), TS Trần Thị Nhị Hà đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch SXH đồng bộ, trong đó tập trung quyết liệt việc diệt muỗi, diệt bọ gậy; đảm bảo kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất diệt muỗi, côn trùng bằng nguồn lực tại chỗ. Chú trọng kiểm soát SXH tại các khu vực nguy cơ cao như: nơi có ổ dịch cũ, có nhiều nhà cho thuê trọ, có công trường xây dựng; tuyên truyền, vận động và tạo thành nếp việc duy trì hoạt động diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà hằng tuần tại hộ gia đình; tại cơ quan xí nghiệp, tại trường học của từng học sinh, từng cán bộ nhân viên và từng người dân trên địa bàn.
"Người dân cần thông báo ngay với trạm y tế địa phương khi bị sốt cao liên tục trên 2 ngày để được hướng dẫn, khám, điều trị và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà để tránh biến chứng nặng làm tăng nguy cơ tử vong", TS Trần Thị Nhị Hà lưu ý.
Sửa lần cuối: