Cân nhắc lựa chọn chất liệu kính hay tấm lợp polycarbonate để làm mái lấy sáng luôn là thử thách đối với các kiến trúc sư và đơn vị tư vấn. Tùy vào yêu cầu cụ thể của từng công trình, các kiến trúc sư sẽ đưa ra các phương án phù hợp thực tế. Với mục đích phân biệt rõ ưu nhược điểm của từng loại vật liệu thông qua sự so sánh một số tiêu chí, E-Power mong muốn sẽ mang lại những gợi ý quý giá cho các kiến trúc sư và đơn vị tư vấn như sau:
1. Xét về độ trong suốt và khả năng ngăn tia UV:
Kính cho phép ánh sáng đi qua tối đa đến 98%. Đây là đặc điểm khiến rất nhiều khách hàng muốn lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế, khí hậu Việt Nam là nhiệt đới, giờ nắng nhiều và ánh nắng có UVA, UVB gây hại cho da, cường độ ánh sáng khá lớn, nhiệt lượng truyền qua cũng lớn nên cần phải hạn chế bớt việc sử dụng kính trong suốt.
Với không gian bên trong, khi sử dụng kính không phù hợp tiêu chuẩn sẽ gây hiệu ứng nhà kính, khiến không khí trở nên ngột ngạt, khó thở, lượng nhiệt hấp thụ vào bên trong rất nhiều. Khi sử dụng, chuyên gia cần tính toán kỹ lượng nhiệt và ánh sáng trước khi thi công lắp đặt.
Trong khi với Polycacbonate, lượng ánh sáng tối đa có thể truyền qua chỉ là 92%. Tuy nhiên, nhiệt lượng truyền qua bị hạn chế rất nhiều (Để tăng hiệu quả cách nhiệt và truyền sáng, Khách hàng có thêm một lựa chọn khác là sử dụng tấm polycacbonate rỗng thay vì sử dụng tấm Polycacbonate đặc).
Trong thành phần cấu tạo của tấm Polycacbonate có một lớp phủ chống tia UV xuyên qua nên có thể ngăn tới 99% lượng tia UV đi xuyên qua mặt tấm, giúp bảo vệ làn da và giảm thời gian lão hóa, phai màu của các sản phẩm bên trong phòng.
2. Tiêu chí Trọng lượng:
Kính nặng hơn nhiều lần so với polycacbonate: do cấu tạo của kính, 1m3 kính có trọng lượng tương đương với 1m3 bê tông, nên cùng một dộ dày, sản phẩm từ kính sẽ nặng hơn tối thiểu 2 lần so với Polycacbonate. Với trọng lượng nhẹ như vậy thì việc vận chuyển và thi công của Polycacbonate sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với kính.
3. Kích thước tấm:
Khổ kính lớn nhất hiện có kích thước là : 3500 x 7498 đối với kính phẳng và 3000 x 6000 đối với kính cong.
Tấm Polycacbonate đặc có thể đạt được kích thước: 2450 x 3050mm, và tấm polycacbonate rỗng sẽ có kích thước 600*11800mm.
Cùng 1 diện tích cần thi công, việc liên kết giữa các tấm kính sẽ đòi hỏi thời gian thi công của kính gấp 3-4 lần so với Polycacbonate.
4. Khả năng chịu lực:
Kính là sản phẩm khá cứng và giòn, trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thi công phải đặc biệt chú ý vì dễ gây vỡ tấm kính. Trong quá trình thi công, cũng đặc biệt phải chú ý do tấm tính nặng, phải đảm bảo các góc cạnh luôn được chú ý quan sát và siết ốc, bulong vừa đủ. Phần tiếp xúc với các vật liệu khác như nhôm,thép cần có keo hoặc đệm cao su để đảm bảo an toàn.
Polycacbonate là sản phẩm có nguồn gốc nhựa, kết cấu vững chắc và chịu va đập gấp 200 lần so với kính thông thường. Cũng chính vì lẽ đó mà Polycacbonate được tin dùng trong rất nhiều mái kính, mái sảnh khổ lớn, các khu vực có địa hình phức tạp, chịu ảnh hưởng của gió bão nhiều … hoặc địa chấn không ổn định, gần các khu vực dễ bị rung lắc nhẹ.
5. Độ bền:
Trong các điều kiện lý tưởng thì kính có độ bền cao hơn so với polycacbonate.
Một tấm kính được sản xuất đúng tiêu chuẩn có độ bền tới 30-50 năm.
Còn một tấm nhựa Polycacbonate có độ bền 20-25 năm tùy theo vị trí và mục đích sử dụng.
6. Liên kết giữa các tấm
Vì tấm kính khá giòn do vậy việc uốn cong và tạo hình cho kính bị hạn chế rất nhiều. Polycacbonate là sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa nguyên sinh có khả năng uốn và kéo rất tốt. Lợi dụng đặc điểm này, Công nghệ sản xuất tiên tiến của Châu Âu (Đức) đã thiết kế các chi tiết ngăn nước vào bên trong mà không cần phải sử dụng tới vít và keo silicon, đảm bảo được khả năng chống gió bốc và chống chịu thời tiết cho sản phẩm. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của tấm polycarbonate so với tấm kính.
Như vậy, căn cứ vào mục đích sử dụng, yêu cầu về mặt thẩm mỹ, độ bền mà đơn vị tư vấn thiết kế, các nhà kiến trúc sư có thể cân nhắc sử dụng kính hoặc nhựa polycacbonate cho phù hợp. Nếu quý vị nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0964 284 422 hoặc truy cập www.epower.com.vn để biết thêm chi tiết