Thực tế, có rất nhiều thực phẩm và món ngon mẹ có thể ăn trong thời gian ở cữ. Không nên kiêng khem quá nhiều để tránh tình trạng thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mẹ. Mẹ có thể thay bằng các món ăn, thực phẩm mà mình yêu thích, chỉ cần tránh những món quá nhiều dầu mỡ hoặc những món tái sống, món ăn quá mặn là được. Các mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn cơm cữ sau sinh bổ dưỡng và ngon miệng dành cho mẹ để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và giúp mẹ tránh được tình trạng ngán ăn.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho bà đẻ
Dưới đây là những lưu ý giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng thật khoa học và cân đối mẹ nên biết:
Đa dạng nguồn dinh dưỡng:
Nhiều mẹ kiêng quá mức trong thời gian ở cữ, điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ. Trong thời gian ở cữ, mẹ cần đa dạng ăn các nhóm dưỡng chất để cơ thể hồi phục mau chóng hơn. Bên cạnh đó, xây dựng một thực đơn cơm cữ healthy giúp mẹ đầy đủ dưỡng chất mà giúp mẹ khỏe mạnh. Những nguồn dinh dưỡng mẹ cần chú ý như protein, omega-3, khoáng chất, vitamin, chất xơ,…
Bổ sung tăng cường thực phẩm mang tính kháng viêm:
Ngoài những nhóm chất trên thì bà đẻ cần bổ sung những thực phẩm mang tính kháng viêm, đặc biệt là nghệ. Ngoài tác dụng kháng viêm, sử dụng nghệ còn giúp mẹ sinh mổ nhanh lành vết mổ. Những thực phẩm tăng cường kích thích tiết collagen như vitamin A, C cũng tốt cho bà đẻ, tăng tái tạo da và liền sẹo sau sinh hiệu quả.
Ưu tiên sử dụng đồ ăn dễ tiêu hóa:
Sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột hoạt động còn yếu, chưa đạt được công suất như trước sinh. Do đó, bà đẻ cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu vào chế độ ở cữ trong bữa ăn. Điều này khiến hệ tiêu hóa của mẹ giảm áp lực. giúp mẹ dễ hấp thu dưỡng chất dễ dàng.
Kiêng cữ đồ lạnh, chua
Thực phẩm có tính lạnh, chua (xoài xanh, ốc, …) có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ. Trong thời gian ở cữ, mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này.
Mẫu thực đơn cơm cữ sau sinh 7 ngày bổ dưỡng và ngon miệng
Sau đây là gợi ý thực đơn cơm cữ sau sinh bổ dưỡng và ngon miệng. Mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn 1 tuần dưới đây:
Bữa cơm vào thứ 2:
Bữa sáng: mẹ có thể ăn cháo gà hạt sen và dùng táo để tráng miệng
Bữa trưa: Mẹ hãy ăn cơm trắng cùng với món thịt kho tàu cùng với canh bí đỏ nấu thịt mẹ nhé.
Bữa phụ: một hộp sữa chua cùng trái cây tráng miệng như xoài và các loại hạt.
Bữa tối: Mẹ ăn cơm trắng cùng với tôm rang cũng canh bí đao giúp dễ tiêu.
Bữa cơm ngày thứ 3:
Bữa sáng: Mẹ hãy bún thịt băm cùng với ly sữa hạt để tráng miệng.
Bữa trưa: Ăn cơm trắng cùng món thịt bò rang gừng và canh móng giò hầm đu đủ rất nhiều dưỡng chất cho mẹ
Bữa xế: Bánh mì chấm sữa ông Thọ và tráng miệng bằng quả táo rất dễ ăn
Bữa tối: Cơm trắng cùng canh rau ngót nấu thịt băm và món trứng gà hấp đảm bảo nhu cầu cho bữa tối của mẹ.
Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không
Bữa cơm ngày thứ 4:
Bữa sáng: Mẹ có thể ăn món phở bò cùng 1 quả cam để tráng miệng
Bữa trưa: Cơm trắng ăn cùng tôm rang và canh xương hầm ngó sen rất tốt cho mẹ
Bữa xế: Ăn lát bánh mì gối kèm mứt dâu và bổ sung thêm hộp sữa tươi
Bữa tối: Cơm trắng ăn kèm thịt gà rang sả gừng và canh bầu tôm bổ sung dưỡng chất tốt cho mẹ ngày thứ 4.
Bữa cơm ngày thứ 5:
Bữa sáng: Mẹ có thể ăn cháo tổ yến bí đỏ mẹ nhé
Bữa trưa: Mẹ nên ăn cơm trắng cùng thịt rang cháy cạnh và canh cà rốt su hào nấu xương
Bữa xế: Ăn sữa chua và hạt dinh dưỡng cùng quả bơ bổ sung nhiều dinh dưỡng cho mẹ
Bữa tối: Cơm trắng và thịt lợn luộc chấm mắm cùng với canh bí đỏ cung cấp dinh dưỡng cho ngày thứ 5.
Bữa cơm thứ 6:
Bữa sáng: Mẹ hãy ăn cháo sườn nấu mềm và tráng miệng 1 hộp sữa chua
Bữa trưa: Cơm trắng ăn cùng thịt bò xào giá và canh rau ngót thịt bằm
Bữa xế: 1 bắp ngô luộc và bổ sung thêm 1 ly sữa đậu nành
Bữa tối: Cơm trắng mẹ ăn cùng cá hồi sốt cam và canh thập cẩm nấu mọc
Bữa cơm ngày thứ 7:
Bữa sáng: Cháo chim bồ câu hạt sen táo đỏ rất nhiều dinh dưỡng cho mẹ
Bữa trưa: Cơm trắng mẹ hãy ăn cùng thịt lợn kho trứng và món canh mồng tơi
Bữa xế: Một cốc chè đỗ đen và một quả táo là bữa xế giàu dinh dưỡng
Bữa tối: Cơm trắng khi ăn cùng thịt bò sốt vang và rau cải luộc rất ngon miệng
Bữa cơm ngày chủ nhật:
Bữa sáng: Súp gà trứng chim cút cùng cốc ép cam nguyên chất tốt cho bữa sáng
Bữa trưa: Cơm trắng mẹ ăn cùng đậu phụ nhồi thịt và canh xương hầm khoai sọ, súp lơ luộc
Bữa xế: 1 cốc chè đậu xanh ăn cùng đu đủ
Bữa tối: Mẹ hãy ăn cơm trắng cùng thịt vịt luộc và canh ngót thịt bằm.
Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau trong chế độ dinh dưỡng sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng được khuyến cáo nên bổ sung thêm viên sắt cho mẹ sau sinh giúp hạn chế tối thiểu tình trạng thiếu máu sau sinh cho bà bầu hiệu quả và an toàn mẹ nhé.
Trên đây là những gợi ý mâm cơm cữ cho bà đẻ vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, vừa thơm ngon, dễ ăn. Chúc các mẹ bỉm ăn uống thật tốt để nhanh hồi phục và cung cấp đủ sửa cho em bé.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho bà đẻ
Dưới đây là những lưu ý giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng thật khoa học và cân đối mẹ nên biết:
Đa dạng nguồn dinh dưỡng:
Nhiều mẹ kiêng quá mức trong thời gian ở cữ, điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ. Trong thời gian ở cữ, mẹ cần đa dạng ăn các nhóm dưỡng chất để cơ thể hồi phục mau chóng hơn. Bên cạnh đó, xây dựng một thực đơn cơm cữ healthy giúp mẹ đầy đủ dưỡng chất mà giúp mẹ khỏe mạnh. Những nguồn dinh dưỡng mẹ cần chú ý như protein, omega-3, khoáng chất, vitamin, chất xơ,…
Bổ sung tăng cường thực phẩm mang tính kháng viêm:
Ngoài những nhóm chất trên thì bà đẻ cần bổ sung những thực phẩm mang tính kháng viêm, đặc biệt là nghệ. Ngoài tác dụng kháng viêm, sử dụng nghệ còn giúp mẹ sinh mổ nhanh lành vết mổ. Những thực phẩm tăng cường kích thích tiết collagen như vitamin A, C cũng tốt cho bà đẻ, tăng tái tạo da và liền sẹo sau sinh hiệu quả.
Ưu tiên sử dụng đồ ăn dễ tiêu hóa:
Sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột hoạt động còn yếu, chưa đạt được công suất như trước sinh. Do đó, bà đẻ cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu vào chế độ ở cữ trong bữa ăn. Điều này khiến hệ tiêu hóa của mẹ giảm áp lực. giúp mẹ dễ hấp thu dưỡng chất dễ dàng.
Kiêng cữ đồ lạnh, chua
Thực phẩm có tính lạnh, chua (xoài xanh, ốc, …) có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ. Trong thời gian ở cữ, mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này.
Mẫu thực đơn cơm cữ sau sinh 7 ngày bổ dưỡng và ngon miệng
Sau đây là gợi ý thực đơn cơm cữ sau sinh bổ dưỡng và ngon miệng. Mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn 1 tuần dưới đây:
Bữa cơm vào thứ 2:
Bữa sáng: mẹ có thể ăn cháo gà hạt sen và dùng táo để tráng miệng
Bữa trưa: Mẹ hãy ăn cơm trắng cùng với món thịt kho tàu cùng với canh bí đỏ nấu thịt mẹ nhé.
Bữa phụ: một hộp sữa chua cùng trái cây tráng miệng như xoài và các loại hạt.
Bữa tối: Mẹ ăn cơm trắng cùng với tôm rang cũng canh bí đao giúp dễ tiêu.
Bữa cơm ngày thứ 3:
Bữa sáng: Mẹ hãy bún thịt băm cùng với ly sữa hạt để tráng miệng.
Bữa trưa: Ăn cơm trắng cùng món thịt bò rang gừng và canh móng giò hầm đu đủ rất nhiều dưỡng chất cho mẹ
Bữa xế: Bánh mì chấm sữa ông Thọ và tráng miệng bằng quả táo rất dễ ăn
Bữa tối: Cơm trắng cùng canh rau ngót nấu thịt băm và món trứng gà hấp đảm bảo nhu cầu cho bữa tối của mẹ.
Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không
Bữa cơm ngày thứ 4:
Bữa sáng: Mẹ có thể ăn món phở bò cùng 1 quả cam để tráng miệng
Bữa trưa: Cơm trắng ăn cùng tôm rang và canh xương hầm ngó sen rất tốt cho mẹ
Bữa xế: Ăn lát bánh mì gối kèm mứt dâu và bổ sung thêm hộp sữa tươi
Bữa tối: Cơm trắng ăn kèm thịt gà rang sả gừng và canh bầu tôm bổ sung dưỡng chất tốt cho mẹ ngày thứ 4.
Bữa cơm ngày thứ 5:
Bữa sáng: Mẹ có thể ăn cháo tổ yến bí đỏ mẹ nhé
Bữa trưa: Mẹ nên ăn cơm trắng cùng thịt rang cháy cạnh và canh cà rốt su hào nấu xương
Bữa xế: Ăn sữa chua và hạt dinh dưỡng cùng quả bơ bổ sung nhiều dinh dưỡng cho mẹ
Bữa tối: Cơm trắng và thịt lợn luộc chấm mắm cùng với canh bí đỏ cung cấp dinh dưỡng cho ngày thứ 5.
Bữa cơm thứ 6:
Bữa sáng: Mẹ hãy ăn cháo sườn nấu mềm và tráng miệng 1 hộp sữa chua
Bữa trưa: Cơm trắng ăn cùng thịt bò xào giá và canh rau ngót thịt bằm
Bữa xế: 1 bắp ngô luộc và bổ sung thêm 1 ly sữa đậu nành
Bữa tối: Cơm trắng mẹ ăn cùng cá hồi sốt cam và canh thập cẩm nấu mọc
Bữa cơm ngày thứ 7:
Bữa sáng: Cháo chim bồ câu hạt sen táo đỏ rất nhiều dinh dưỡng cho mẹ
Bữa trưa: Cơm trắng mẹ hãy ăn cùng thịt lợn kho trứng và món canh mồng tơi
Bữa xế: Một cốc chè đỗ đen và một quả táo là bữa xế giàu dinh dưỡng
Bữa tối: Cơm trắng khi ăn cùng thịt bò sốt vang và rau cải luộc rất ngon miệng
Bữa cơm ngày chủ nhật:
Bữa sáng: Súp gà trứng chim cút cùng cốc ép cam nguyên chất tốt cho bữa sáng
Bữa trưa: Cơm trắng mẹ ăn cùng đậu phụ nhồi thịt và canh xương hầm khoai sọ, súp lơ luộc
Bữa xế: 1 cốc chè đậu xanh ăn cùng đu đủ
Bữa tối: Mẹ hãy ăn cơm trắng cùng thịt vịt luộc và canh ngót thịt bằm.
Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau trong chế độ dinh dưỡng sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng được khuyến cáo nên bổ sung thêm viên sắt cho mẹ sau sinh giúp hạn chế tối thiểu tình trạng thiếu máu sau sinh cho bà bầu hiệu quả và an toàn mẹ nhé.
Trên đây là những gợi ý mâm cơm cữ cho bà đẻ vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, vừa thơm ngon, dễ ăn. Chúc các mẹ bỉm ăn uống thật tốt để nhanh hồi phục và cung cấp đủ sửa cho em bé.