Mang thai là thời điểm hạnh phúc nhất của người phụ nữ, tuy nhiên đây cũng là thời kì mà phụ nữ dễ bị khủng hoảng tâm lý vì thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Đặc biệt trong quá trình thai kì thì cần thật chú ý để chăm sóc bầu tốt. Đặc biệt nếu không chú ý đến vấn đề dinh dưỡng thì người mẹ dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe bản thân cũng như cho thai nhi. Thuốc sắt cho bà bầu chính là một trong nhiều vấn đề ma mẹ bầu cần lưu ý nhất trong giai đoạn này.
Mẹ cần bổ sung sắt để thai kỳ khỏe mạnh.
Vì sao khi mang thai bà bầu cần bổ sung sắt?
Sắt là thành phần để tổng hợp hemoglobin trong tế bào máu là hồng cầu, giữ chức năng là chất vận chuyển oxy cho tất cả các tế bào, cơ quan. Ngoài ra, sắt còn tham gia tổng hợp myoglobin – chất dự trữ oxy cho cơ thể, đồng thời tham gia quá trình tạo nhân tế bào.
Trong hơn 9 tháng mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng khoảng 50% so với bình thường. Vì thế nhu cầu về sắt tăng lên, thiếu sắt nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Điều này còn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ bệnh tật và sinh non.
Chưa kể, mẹ thiếu sắt dễ rơi vào trạng thái cảm xúc bất ổn. Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt, để lại hậu quả lâu dài như kém phát triển nhận thức, không lanh lợi.
Sắt hữu cơ hấp thụ dễ hơn? Cách chọn sắt tốt cho bà bầu
Trên thị trường có nhiều loại thuốc sắt, nếu không cẩn thận mẹ bầu có thể mua nhầm thuốc sắt khó hấp thu, dễ gặp các tác dụng phụ về tiêu hóa như táo bón, trĩ, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nóng trong… Đôi khi việc uống sắt còn làm nặng hơn tình trạng ốm nghén, dẫn đến phải đổi loại thuốc sắt 2-3 lần.
Sắt nước và sắt hữu cơ được đánh giá là dễ hấp thu và được nhiều bà bầu tin chọn. Thuốc sắt này ở dạng phức hợp tan trong nước, được bào chế thành dung dịch để uống. Đây là điểm khác biệt để phân biệt với các loại thuốc sắt khác. Một trong những thuốc sắt hữu cơ phổ biến là sắt III hydroxyd polymaltose (IPC).
Nghiên cứu cấu trúc của IPC, các nhà khoa học cho thấy thành tố sắt này được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin – một dạng dự trữ sắt trong cơ thể.
Nhà khoa họcJorge E. Toblli1 – Reto Brignoli từng thực hiện so sánh khả năng giảm tác dụng phụ của sắt IPC với sắt II sulfat (FS) – một loại sắt thường dùng dưới dạng viên hoặc thành phần trong vitamin tổng hợp. Kết quả cho thấy sắt IPC giảm tỷ lệ rối loạn tiêu hóa trên người lớn hơn gần 3,5 lần (IPC – 13,1% so với FS – 45,7%), giảm tỷ lệ táo bón và các tác dụng phụ khác gần 2 lần (IPC – 8,7% so với FS – 15,9%), giảm tỷ lệ tiêu chảy 2,5 lần (IPC – 5,9% so với FS – 15,4%).
Việc hấp thu của ion sắt (III) từ phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose là một quá trình sinh lý. IPC có độ an toàn cao và độc tính thấp do không có ion sắt tự do. Dạng sắt không ion hóa giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các dạng muối sắt thông thường và dung nạp tốt hơn. Cũng theo báo cáo này, khả năng hấp thụ IPC dạng dung dịch vẫn tăng dù dung nạp cùng lúc với thức ăn.
Như vậy, sắt nước hữu cơ hay IPC dạng dung dịch được kỳ vọng đáp ứng được các tiêu chuẩn của bà bầu như hấp thu tốt, giảm tác dụng phụ và hiệu quả trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Qua đây hi vọng mẹ hãy chú ý đến việc bổ sung sắt cũng như chọn viên sắt tốt cho bà bầu để bổ sung sắt đầy đủ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt xong không gây tác dụng phụ khi uống.
Mẹ cần bổ sung sắt để thai kỳ khỏe mạnh.
Vì sao khi mang thai bà bầu cần bổ sung sắt?
Sắt là thành phần để tổng hợp hemoglobin trong tế bào máu là hồng cầu, giữ chức năng là chất vận chuyển oxy cho tất cả các tế bào, cơ quan. Ngoài ra, sắt còn tham gia tổng hợp myoglobin – chất dự trữ oxy cho cơ thể, đồng thời tham gia quá trình tạo nhân tế bào.
Trong hơn 9 tháng mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng khoảng 50% so với bình thường. Vì thế nhu cầu về sắt tăng lên, thiếu sắt nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Điều này còn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ bệnh tật và sinh non.
Chưa kể, mẹ thiếu sắt dễ rơi vào trạng thái cảm xúc bất ổn. Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt, để lại hậu quả lâu dài như kém phát triển nhận thức, không lanh lợi.
Sắt hữu cơ hấp thụ dễ hơn? Cách chọn sắt tốt cho bà bầu
Trên thị trường có nhiều loại thuốc sắt, nếu không cẩn thận mẹ bầu có thể mua nhầm thuốc sắt khó hấp thu, dễ gặp các tác dụng phụ về tiêu hóa như táo bón, trĩ, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nóng trong… Đôi khi việc uống sắt còn làm nặng hơn tình trạng ốm nghén, dẫn đến phải đổi loại thuốc sắt 2-3 lần.
Sắt nước và sắt hữu cơ được đánh giá là dễ hấp thu và được nhiều bà bầu tin chọn. Thuốc sắt này ở dạng phức hợp tan trong nước, được bào chế thành dung dịch để uống. Đây là điểm khác biệt để phân biệt với các loại thuốc sắt khác. Một trong những thuốc sắt hữu cơ phổ biến là sắt III hydroxyd polymaltose (IPC).
Nghiên cứu cấu trúc của IPC, các nhà khoa học cho thấy thành tố sắt này được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin – một dạng dự trữ sắt trong cơ thể.
Nhà khoa họcJorge E. Toblli1 – Reto Brignoli từng thực hiện so sánh khả năng giảm tác dụng phụ của sắt IPC với sắt II sulfat (FS) – một loại sắt thường dùng dưới dạng viên hoặc thành phần trong vitamin tổng hợp. Kết quả cho thấy sắt IPC giảm tỷ lệ rối loạn tiêu hóa trên người lớn hơn gần 3,5 lần (IPC – 13,1% so với FS – 45,7%), giảm tỷ lệ táo bón và các tác dụng phụ khác gần 2 lần (IPC – 8,7% so với FS – 15,9%), giảm tỷ lệ tiêu chảy 2,5 lần (IPC – 5,9% so với FS – 15,4%).
Việc hấp thu của ion sắt (III) từ phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose là một quá trình sinh lý. IPC có độ an toàn cao và độc tính thấp do không có ion sắt tự do. Dạng sắt không ion hóa giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các dạng muối sắt thông thường và dung nạp tốt hơn. Cũng theo báo cáo này, khả năng hấp thụ IPC dạng dung dịch vẫn tăng dù dung nạp cùng lúc với thức ăn.
Như vậy, sắt nước hữu cơ hay IPC dạng dung dịch được kỳ vọng đáp ứng được các tiêu chuẩn của bà bầu như hấp thu tốt, giảm tác dụng phụ và hiệu quả trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Qua đây hi vọng mẹ hãy chú ý đến việc bổ sung sắt cũng như chọn viên sắt tốt cho bà bầu để bổ sung sắt đầy đủ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt xong không gây tác dụng phụ khi uống.