Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Mẹ nên cho trẻ uống thuốc gì để cải thiện tình trạng khó đi ngoài?

danhchobe

Thành viên cấp 1
Tham gia
19/6/21
Bài viết
334
Thích
0
Điểm
16
#1
Với một hệ tiêu hóa non nớt và dễ bị tổn thương, trẻ nhỏ là đối tượng hay gặp các vấn đề tiêu hóa nhất. Thường gặp ở đây là tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ, khiến con đi ngoài khó khăn, lâu dài sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Vậy cha mẹ nên cho trẻ khó đi ngoài nên uống thuốc gì?

LỰA CHỌN THUỐC CHỮA TRỊ PHÙ HỢP CHO TRẺ BỊ KHÓ ĐI NGOÀI
"Trẻ bị táo bón uống thuốc gì?" là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay. Thực tế, việc điều trị táo bón hiện nay đã dễ dàng hơn khi sử dụng các loại thuốc và men vi sinh, tuy nhiên trước khi dùng bố mẹ cần tuần theo chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và dùng cho trẻ.
Vậy trẻ khó đi ngoài nên uống thuốc gì cho mau khỏi? Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến.
Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Là nhóm thuốc giúp giảm hấp thu nước ở thành ruột, đồng thời tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn, di chuyển dễ dàng trong đường ruột để đào thải ra ngoài.
Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu hay dùng cho trẻ: Lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol), polyethylene glycol (Forlax).
Nhóm thuốc làm mềm phân
Là nhóm thuốc dùng để bơm vào hậu môn, sử dụng qua đường trực tràng. Thuốc này không kích thích nhu động ruột nhưng giúp thấm nước, làm cho khối phân mềm ra giúp cho con đi ngoài mà không cần rặn nhiều. Tuy nhiên thuốc này không nên dùng thường xuyên bởi có thể gây kích ứng niêm mạc trực tràng.
Nhóm thuốc làm mềm phân hay dùng cho trẻ: Parafin lỏng, docusate.
Nhóm thuốc tạo khối
Là nhóm thuốc giúp bổ sung chất xơ, chủ yếu gồm các hợp chất thiên nhiêm như thạch, agar-agar, cám lúa mì. Trẻ sử dụng loại thuốc này không bị hấp thu tính hút nước, giúp làm trương nở, tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột để đi ngoài nhanh chóng, không làm con bị đau khi đi cầu.
Bởi đây là nhóm thuốc có tính hút nước nên bố mẹ cần cho con uống đủ lượng nước theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Ngoài việc quan tâm trẻ khó đi ngoài nên uống thuốc gì, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau khi cải thiện táo bón cho con:
  • Không tùy tiện dùng thuốc chữa táo bón của người lớn cho trẻ sử dụng.
  • Một số các biện pháp tự nhiên khác nên áp dụng thêm khi con bị táo bón như massage bụng trẻ, cho con tắm nước ấm, khuyến khích trẻ vận động.
  • Tạo thói quen cho con đi ngoài đúng giờ, không để bé ngồi bô quá lâu.
  • Khi sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả xấu do ảnh hưởng của thuốc.
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị táo bón để cung cấp lợi khuẩn đường ruột cân bằng hệ vi sinh. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Nhờ đó giúp nhanh chóng giải quyết các vấn đề tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón của con cũng như đề phòng táo bón tái phát.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ từ các loại rau củ, hoa quả tươi.
  • Chú ý biểu hiện của trẻ mỗi lần con đi nặng như lượng phân, màu phân.. cùng các dấu hiệu bất thường nếu có để đưa trẻ tới bệnh viện nếu cần thiết.
BIỆN PHÁP NHẬN BIẾT TRẺ CÓ ĐANG BỊ TÁO BÓN HAY KHÔNG
Trẻ khó đi ngoài (hay còn gọi là táo bón) là tình trạng khi đại tiện phân cứng, khô và gặp nhiều khó khăn để đẩy phân ra bên ngoài. Trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn cho một lần đi nặng, và tần suất đi ngoài cũng ít hơn bình thường.
Trẻ bị táo bón rất dễ nhận biết với các dấu hiệu phổ biến như rặn đỏ mặt, quấy khóc khi đi ngoài, thời gian đi nặng lâu... Quan sát phân bố mẹ có thể thấy phân trẻ bị khô, vón cục, cứng và nhỏ như phân dê, đôi khi lẫn chất nhầy và máu.
Nếu như trẻ khó đi ngoài không được chữa trị kịp thời, để thời gian lâu có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển chung của con, khiến trẻ lười ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, khó tiêu, đầy hơi.. Lượng phân tích tụ lâu ngày không được đào thải ra ngoài khiến các chất độc thấm ngược lại bên trong, tình trạng rặn nhiều khi đi nặng cũng gây tổn thương hậu môn, dẫn đến trĩ.
 

Đối tác

Top