Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Mẹ phải làm gì khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn?

danhchobe

Thành viên cấp 1
Tham gia
19/6/21
Bài viết
334
Thích
0
Điểm
16
#1
Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn trong bài viết dưới đây.

PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN?
Cải thiện bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn nặng

Một số nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ ở mức độ nặng đó là:
  • Bù dịch và điện giải
Đường tĩnh mạch: Được chỉ định sử dụng khi trẻ bị mất nước nặng, có kèm theo các biến chứng nôn ói, thời gian đi ngoài nhiều và không thể bù dịch bằng đường miệng.
Bù dịch qua đường uống: Trẻ không mất nước hoặc có mất nước nhưng không chỉ định truyền dịch. Có thể cho trẻ uống nước hoặc là dung dịch bù nước oresol.
  • Sử dụng kháng sinh
Trẻ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh ở những trường hợp phân có lẫn máu, có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng đường ruột khác. Các loại kháng sinh thường được sử dụng cho bé tiêu chảy nhiễm khuẩn gồm:
  • Shigella: Ciprofloxacin 30mg/kg/ngày, chia ra sử dụng 2 lần
  • Giardia lamblia, Cryptosporidium: Metronidazole 15 – 20mg/kg/ngày, chia ra sử dụng 2 lần
Cải thiện bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn nhẹ
Những trường hợp trẻ em bị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ, mẹ có thể điều trị và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột sẽ hết. Theo đó, mẹ cần:
  • Một số loại đồ uống như gừng, húng quế,… sẽ giúp làm dịu dạ dày của con, chống nhiễm trùng.
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên hơn, nếu bé còn đang bú mẹ thì hãy cho con bú đủ theo nhu cầu.
  • Hãy chế biến thức ăn cho bé mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
  • Những trẻ hơn 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ ăn uống các loại trái cây chứa nhiều kali như chuối, lê, cam, nước dừa tươi,…
  • Nếu trẻ đang ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, cố gắng cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé trong ngày.
Trên đây là những thông tin về tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ mà bố mẹ nên biết. Nếu thực hiện các biện pháp trên mà bé không cải thiện thì hãy nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị tốt nhất.

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé, nhiều bố mẹ hiện nay đã kết hợp sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.
Mẹ biết đấy, khi trẻ bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột sẽ bị mất cân bằng bởi lượng lợi khuẩn suy giảm, hại khuẩn sinh sôi ức chế sự phát triển lợi khuẩn. Theo đó, cách chữa tiêu chảy nhiễm khuẩn cho bé hiệu quả chính là việc tăng cường thêm lượng lớn lợi khuẩn vào cơ thể qua men vi sinh, giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ.
Đồng thời, việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn cũng giúp bảo vệ thành ruột, áp đảo số lượng hại khuẩn trong thời gian ngắn và hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho trẻ.
LÝ DO NÀO KHIẾN TRẺ GẶP TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN?
Bé tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh

Đặc tính của kháng sinh là có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh để giúp bệnh sớm khỏi. Tuy nhiên, khi đi vào đường ruột, loại thuốc này sẽ tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn có mặt tại đây. Từ đó làm đi sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Theo đó, bé có thể đi ngoài nhiều hơn bình thường, tính chất phân lỏng có nhầy hoặc bọt, lổn nhổn. Ngoài ra, mẹ có thể thấy phân lẫn cả thức ăn chưa tiêu hóa hết, lẫn máu, không mùi hoặc nồng mùi phân sống.
Bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn do nhiễm ký sinh trùng
Một nguyên nhân tiêu chảy nhiễm khuẩn khác ở trẻ là do bé bị nhiễm ký sinh trùng, điển hình là Giardia lamblia. Loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể con thông qua nguồn nước sinh hoạt hoặc có trong các thực phẩm bé ăn hàng ngày nếu không được sơ chế kĩ.
Loại ký sinh trùng này khi đi vào đường ruột của bé sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất béo. Khi đi ngoài, mẹ sẽ quan sát thấy phân của con lỏng, có thể nổi trên mặt nước, bóng như mỡ, mùi hôi thối khó chịu.
Ngoài ra, tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia còn khiến các bé đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, có thể sốt nhẹ.
Do ngộ độc, dị ứng thức ăn
Lượng đạm có trong thức ăn bé ăn hằng ngày có thể là tác nhân gây tiêu chảy ở trẻ do phản ứng dị ứng. Khi bị dị ứng thức ăn dấu hiệu thường gặp là: tiêu chảy, nôn trớ, đau đầu buồn nôn…thậm chí là khó thở, nổi mề đay, mặt sưng phù.
Ngoài ra, ngộ độc thức ăn cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em .Thức ăn nếu không được chế biến đảm bảo, có ký sinh trùng, các chủng khuẩn gây bệnh đường ruột hoặc có chứa các chất bảo quản sẽ gây ra ngộ độc.
Tiêu chảy do nhiễm virus Rota
Theo thống kê, có đến hơn 60% trẻ bị tiêu chảy là do nhiễm virus Rota. Lứa tuổi bị virus này xâm nhập nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Khi bị tiêu chảy do Rota, ngoài tiêu chảy theo dạng đi ngoài tóe nước, phân lỏng thì trẻ có thể bị sốt, trẻ nôn trớ thường xuyên.
Theo đó, bệnh có thể diễn tiến từ 3 - 9 ngày, gây ra tình trạng mất nước nặng nề nếu không được hỗ trợ, xử lý khoa học.
 

Đối tác

Top