Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc mô hình AIDA trong quảng cáo

phanthinu

Thành viên cấp 1
Tham gia
17/1/20
Bài viết
687
Thích
0
Điểm
16
#1
Công thức aida là gì? Cách ứng dụng mô hình AIDA trong quảng cáo

Trong kinh doanh, bán hàng việc khơi gợi sự tò mò của khách hàng và thúc đẩy hành động mua sẽ quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Để làm được điều này bạn sẽ cần đến công thức AIDA. Vậy công thức AIDA là gì? Làm cách nào để ứng dụng mô hình AIDA trong quảng cáo và bán hàng?


Công thức AIDA là gì?
AIDA là viết tắt của 4 chữ A-Attention (thu hút), I-Interest (thích thú), D-Desire (khao khát), A-Action (hành động). Đây chính là 4 bước quan trọng để bạn thu hút, thuyết phục khách hàng mua, sử dụng sản phẩm dịch vụ…



Áp dụng một cách hoàn hảo mô hình AIDA trong quảng cáo chắc chắn bạn sẽ tạo nên một chiến dịch quảng cáo và bán hàng thành công.

Cách ứng dụng mô hình AIDA trong quảng cáo
Công thức AIDA sẽ bao gồm 4 giai đoạn, trong mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ phải áp dụng chiến lược khác nhau.

A-Attention
Attention: Thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ!

Vậy làm cách nào để thu hút sự quan tâm của khách hàng?

Như bạn đã biết khách hàng khi muốn mua 1 sản phẩm, dịch vụ họ luôn có hàng ngàn sự lựa chọn khác nhau. Và chỉ khi sản phẩm của bạn thu hút thì khách hàng mới quyết định xem, tìm hiểu về nó. Những phương pháp để thu hút khách hàng bao gồm:

  • Sử dụng từ ngữ ấn tượng, lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Font, size nổi bật
  • Hình ảnh minh họa ấn tượng, trực quan
Ví dụ:

KHUYẾN MÃI, GIẢM GIÁ, SALE up 70%, Mua 1 tặng 1…



Ngoài ra bạn nên kết hợp:

Tối ưu hóa SEO để thu hút khách hàng: Nếu website bạn đang nằm trên Top Google chắc chắn bạn sẽ tiếp cận được với lượng lớn khách hàng. Thêm nữa thì các khách hàng sẽ tin tưởng nhiều hơn đối với các trang web ở trang nhất Google.

Quảng cáo trên mạng xã hội: Các chiến dịch quảng cáo rộng trên mạng xã hội cho bạn tiếp cận với số lượng khách hàng khổng lồ mỗi ngày.

I-Interest
Attention – sự thu hút chỉ có tác dụng nhất thời, còn về lâu dài và ổn định chúng ta sẽ cần tới: Interest – Tạo sự hào hứng, thích thú!

Interest sẽ tạo được sự kết nối với khách hàng và giữ chân khách hàng. Vậy làm thế nào để khách hàng thích thú, hào hứng với sản phẩm, dịch vụ? Hãy cung cấp khách hàng những thông tin hữu ích, những thông tin chi tiết về sản phẩm dịch vụ để khách hàng hiểu hơn về bạn.



Lưu ý: Thông tin cần ngắn gọn, đầy đủ chứ không tràn lan dài dòng.

Trước khi chia sẻ nội dung, thông tin… Bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ những đặc điểm nổi bật và khác biệt của mình. Đồng thời hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng để đưa ra những thông điệp phù hợp nhất.

Nội dung khiến khách hàng thích thú thường: Đáp ứng được các vấn đề, câu hỏi họ chưa giải quyết được. Vậy nên content cho giai đoạn này thường theo hướng: Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, xử lý lỗi… Chúng ta cần thông tin hữu ích chứ không còn là những câu quảng cáo giật tít.

Ví dụ:

  • Đưa ra lý do mua
  • Các lợi ích vượt trội
  • Chứng minh sự tin cậy: các chuyên gia đã chứng minh, người nổi tiếng sử dụng, các đối tác lớn lựa chọn…
D-Desire
D-Desire: Khơi gợi sự khao khát mong muốn!

Hãy thỏa mãn như cầu của khách hàng cho họ thấy sản phẩm dịch vụ của bạn giúp ích họ như thế nào. Bạn cần “nêu bật các giả trị doanh nghiệp cung cấp, cho khách hàng thấy nó thực sự giúp họ giải quyết được vấn đề”.

Trong giai đoạn này content (nội dung) sẽ được tận dụng tối ưu. Hãy thể hiện được những ưu điểm, lợi thế của mình, dẫn dắt khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ. Khơi gợi hướng về nhu cầu của khách hàng để dẫn dắt hành vi của họ.



Ví dụ như:

  • Thử nghiệm trực tiếp sản phẩm, quay video tại chỗ
  • Livestream chứng minh sự thật
  • Đưa ra bằng chứng những giải thưởng, kỷ lục
A-Action
A-Action – hành động: Thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua!

AID là tiền đề để bạn thành công ở chữ A cuối cùng này! Khi khách hàng đã có đủ sự quan tâm – thích thú – niềm khao khát bạn hoàn toàn có thể hướng khách hàng, dẫn dắt khách hàng theo những hành động mình mong muốn. Đối với bán hàng thì đó chính là việc tạo ra hành động mua.

Thúc đẩy Action – hành động bằng:

  • Kêu gọi hành động
  • Khan hiếm
  • Số lượng có hạn
  • Thời gian cụ thể


Ví dụ:

  • Sản phẩm có hạn, chần chờ là hết ngay!
  • Khuyến mãi duy nhất tại ABC từ ngày xx/yy/yy đến xx’/yy’/yy’.
  • Dành cho duy nhất 10 khách hàng đầu tiên đặt mua….
Trên đây backlink123 đã giải đáp chi tiết mô hình aida là gì và cách ứng dụng mô hình AIDA trong quảng cáo!

Nếu bạn đã sẵn sàng để thử một chiến lược quảng cáo mới. Bạn muốn hướng khách hàng tiềm năng đưa ra hành động. Hãy áp dụng công thức AIDA để điều chỉnh và xây dựng một chiến lược hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công! Đừng quên để lại comment hoặc chia sẻ về thành công của bạn nhé!
 

Đối tác

Top