Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Mô hình canvas và những yếu tố chính bạn cần nắm

hanhnguyeneee

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/10/22
Bài viết
75
Thích
0
Điểm
6
#1
Nếu bạn đang là một doanh nhân, một nhà khởi nghiệp đang muốn bắt đầu công việc kinh doanh của mình thì việc tìm hiểu mô hình Canvas là một điều rất cần thiết. Vậy mô hình Canvas là gì? Bí kíp để lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas là gì? Hãy cùng GoSELL.vn tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé.



Mô hình kinh doanh Canvas là gì?
Mô hình Canvas được phát triển bởi Alexander Osterwalder, là một công cụ trực quan hiện đại trong những mô hình kinh doanh đang sử dụng ngày nay, thường được các nhà quản lý chiến lược sử dụng. Canvas cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp qua 9 trụ cột và cực kì hữu dụng khi doanh nghiệp cần phân tích so sánh về tác động của gia tăng đầu tư lên bất kì nhân tố nào.

>>Xem thêm: Các nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công

09 danh mục của mô hình Canvas
Sau đây GoSELL.vn sẽ tổng hợp các danh mục chính của các yếu tố trong mô hình Canvas:
  • Customer segments (Phân khúc khách hàng mục tiêu) – CS
  • Value Propositions (Tuyên bố giá trị) – VP
  • Channels (Kênh phân phối) – CH
  • Customer Relationships (Mối quan hệ với khách hàng) – CR
  • Revenue Streams (Luồng doanh thu) – RS
  • Key Resources (Nguồn tài nguyên chính) – KR
  • Key Activities (Hoạt động chính) – KA
  • Key Partnerships (Đối tác chính) – KP
  • Cost structure (Cơ cấu chi phí) – CS
Phân tích 9 yếu tố trong mô hình Canvas
1. Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS)
Phân khúc khách hàng chính của ý tưởng/dự án của bạn muốn hướng tới là ai? Ai là khách hàng mà bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ? Họ nghĩ gì, nhìn nhận gì, cảm nhận gì và làm gì?

Nhóm khách hàng có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).

2. Giải pháp giá trị – Value Propositions (VP)
Đây là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của dự án kinh doanh mang lại cho khách hàng là gì? Tại sao khách hàng mua và sử dụng? Sản phẩm/dịch vụ của bạn giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì? Những nhu cầu nào của khách hàng cần được thỏa mãn?

3. Các kênh truyền thông – Channels (CH)
Mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà bạn dự kiến sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn.

Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…)

Đối với các công ty startup, bước đầu tiên trong việc xác lập kênh phân phối là xác định đâu là kênh của khách hàng. Sau đó bạn cần phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh của các kênh phân phối. Cuối cùng là xác định và xây dựng các kênh khách hàng mới.

4. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR)
Làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới?

Hãy mô tả các loại quan hệ mà bạn muốn thiết lập với các khách hàng của mình. Bạn phải xác định mối quan hệ khách hàng mình muốn xây dựng, sau đó đánh giá giá trị của khách hàng dựa trên tần suất mua hàng. Bạn nên đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng trung thành vì họ là nguồn doanh thu ổn định.

5. Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS)
Hãy thể hiện luồng doanh thu bạn thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Tiền thu được là từ các nguồn nào? Ai chi trả? Doanh thu từ giá trị cung cấp như thế nào?

Sau khi thiết lập luồng doanh thu, điều quan trọng là bạn phải xác định mức giá hiệu quả cho sản phẩm, dịch vụ thông qua quá trình loại bỏ. Những lần chỉnh sửa mức giá nên được ghi chép và đánh giá lại.

6. Nguồn lực chính – Key Resources (KR)
Hãy mô tả các nguồn lực quan trọng nhất để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

Việc liệt kê các nguồn lực doanh nghiệp rất quan trọng. Nó giúp bạn có ý tưởng rõ ràng về các sản phẩm, dịch vụ chính thức bạn cần để hỗ trợ khách hàng và xác định những nguồn lực không cần thiết.

7. Hoạt động chính – Key Activities (KA)
Hãy mô tả các hành động quan trọng nhất mà bạn cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Nói cách khác, hoạt động chính của ý tưởng là việc sử dụng nguồn lực chính để tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt và qua đó thu được lợi nhuận.

Ví dụ đối với ý tưởng mở shop bán hàng thời trang cho sinh viên, hoạt động chính sẽ là phát tư vấn và bán các sản phẩm thời trang tới tay các sinh viên. Đối với ý tưởng mở một quán bán trà sữa thì hoạt động chính của ý tưởng này là pha chế và bán các sản phẩm trà sữa.

8. Đối tác chính – Key Partnerships (KP)
Để mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên xây dựng quan hệ đối tác với những nhà cung ứng chất lượng cao. Hãy mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển.

Ví dụ, đối tác để bạn mở một quán trà sữa chính là các nhà cung cấp nguyên liệu, dụng cụ pha chế, nhà cung cấp tài chính,…

9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS)
Những chi phí chủ yếu của công ty là gì, chúng có liên quan gì tới doanh thu? Ví dụ: Chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc thiết bị, chi phí sử dụng vốn, chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí mặt bằng,...


Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình canvas cũng như có thêm kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình thành công. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến đội ngũ của GoSELL để được hỗ trợ kỹ hơn bạn nhé!
 

Đối tác

Top