Quyết toán thuế là công việc quen thuộc, không thể quên mỗi tháng, mỗi năm đối với những người làm kế toán. Tuy nhiên, đôi khi do áp lực thời gian và công việc khiến kế toán gặp nhiều khó khăn và sai phạm. Do vậy, để hạn chế sai sót, kế toán cần hết sức lưu ý khi quyết toán thuế, đặc biệt là một số khoản chi phí cần cân nhắc khi cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp.
1. Chi phí lãi vay
Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã quy định rằng: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.
Do đó, chi phí lãi vay có quan hệ liên kết khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được trừ không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp, cộng với chi phí lãi vay, khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp đó.
2. Mức chi bảo hiểm hưu trí và nhân thọ
Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP quy định về mức chi phí cho hưu trí và bảo hiểm nhân thọ như sau: “Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”.
Như vậy, khi quyết toán thuế, kế toán quyết toán chi phí chi cho bảo hiểm hưu chí và nhân thọ không được vượt quá 3 triệu đồng/người.
3. Chi phí cho trang phục
Căn cứ vào Thông tư 78/2014/TT-BTC “Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.”
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, cần lưu ý một số điểm về chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
- Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đăng ký dùng thử MIỄN PHÍ Phần mềm kế toán Safebooks TẠI ĐÂY
__________________________________________________________________
️Safebooks - Giải pháp thông minh - Phát triển bền vững
HOTLINE hỗ trợ ngay: (028) 7101 2288
HOTLINE PKD: 093 164 0679
Email: Safebooks.vn@gmail.com
1. Chi phí lãi vay
Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã quy định rằng: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.
Do đó, chi phí lãi vay có quan hệ liên kết khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được trừ không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp, cộng với chi phí lãi vay, khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp đó.
2. Mức chi bảo hiểm hưu trí và nhân thọ
Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP quy định về mức chi phí cho hưu trí và bảo hiểm nhân thọ như sau: “Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”.
Như vậy, khi quyết toán thuế, kế toán quyết toán chi phí chi cho bảo hiểm hưu chí và nhân thọ không được vượt quá 3 triệu đồng/người.
3. Chi phí cho trang phục
Căn cứ vào Thông tư 78/2014/TT-BTC “Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.”
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, cần lưu ý một số điểm về chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
- Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đăng ký dùng thử MIỄN PHÍ Phần mềm kế toán Safebooks TẠI ĐÂY
__________________________________________________________________
️Safebooks - Giải pháp thông minh - Phát triển bền vững
HOTLINE hỗ trợ ngay: (028) 7101 2288
HOTLINE PKD: 093 164 0679
Email: Safebooks.vn@gmail.com