Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Một số thông tin cần biết về bệnh: Rối loạn tiền đình

loiphucduong

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/4/19
Bài viết
271
Thích
0
Điểm
16
#1
Trong khoảng thời tiết giao mùa như hiện nay, sức đề kháng của con người dễ nhanh chóng thay đổi xuất hiện với những căn bệnh mạn tính thường gặp như: huyết áp, tim mạch lên xuống thất thường khiến cho nhiều người thường xuyên xuất hiện những triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Vậy đó có phải là biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò cân bằng cơ thể giúp duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế như trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như: mắt, tay, chân, thân mình...

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Chính vì điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng làm cho cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những biểu hiện này xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại làm cho người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt của rất nhiều người bệnh.

Hội chứng rối loạn tiền đình xuất hiện ở cả nam và nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thông thường tập trung ở nữ giới từ 30 tuổi trở lên. Đây là tình trạng hệ thống thần kinh nằm ở phía sau ốc tai bị rối loạn do một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến truyền tín hiệu sai lệch lên não. Chính điều này khiến tiền đình không thể nào đảm nhận tốt vai trò vốn có của nó là giữ thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình gồm có hai dạng:

+ Rối loạn tiền đình trung ương

+ Rối loạn tiền đình ngoại biên.



Áp lực, tuổi tác và môi trường làm việc căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
+ Căng thẳng thường xuyên, lo lắng, áp lực, stress

+ Lạm dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích

+ Do bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai giữa

+ Bị viêm thần kinh sọ não bởi virus ( dây thần kinh số 8) chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch tiền đình làm cho co thắt động mạch cột sống hoặc do thoái hóa cột sống cổ cũng ảnh hưởng đến đường đi của máu lên não.

+ Thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình

+ Nhiều bệnh mãn tính có thể dẫn đến rối loạn tiền đình làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và một số bệnh lý của tim có thể làm giảm lưu lượng máu lên não.

+ Rối loạn tiền đình thường xuất hiện nhiều hơn ở người lớn tuổi, chính vì vậy người bệnh cần phải chú ý khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Những người sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn hoặc thời tiết thay đổi nhất là nóng lạnh một cách đột ngột, cùng với nguồn thức ăn bị nhiễm độc ( hóa chất, độc tố của vi sinh vật) hoặc người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động cũng là yếu tố nguy cơ của hối chứng này.

Triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai... gây khó chịu đến sinh hoạt và ảnh hưởng nhiều tới công việc.
  • Khó giữ được thăng bằng và không làm chủ được tư thế, đứng lên ngồi xuống một cách khó khăn làm tăng nguy cơ té ngã khi đi xe hoặc vận hành máy móc.
  • Buồn nôn, nôn ói...
  • Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, đánh trống ngực
  • Đau đầu, tê và mất cảm giác ở chân tay
  • Tâm lý bị xáo trộn, nhạy cảm và dễ nổi cáu, tự ti và mất tập trung trong công việc.
Những triệu chứng này có thể diễn biến trong vài ba ngày rồi phục hồi lại trạng thái bình thường hoặc có thể kéo dài hơn. Nếu bạn và gia đình đang gặp phải tình trạng này lặp đi lặp lại kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bệnh tiến triển mãn tính có thể gây ra trầm cảm, suy yếu, mệt mỏi còn nguy hiểm hơn bệnh trở nặng có thể dẫn đến đột quỵ.

Chia sẻ của bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình và cách chữa trị
[embed]
Điều trị rối loạn tiền đình như thế nào?
Những người mắc phải bệnh rối loạn tiền đình thường xem thường căn bệnh này, nếu không được điều trị và để tình trạng bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não và gây ra biến chứng nguy hiểm như đột quỵ. Tâm lý của người mắc hội chứng rối loạn tiền đình có thói quen tự chẩn đoán và mua thuốc để điều trị, điều này hoàn toàn không nên bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Khi thấy những biểu hiện khác thường bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám và được tư vấn, chỉ định chính xác của bác sĩ.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn nên phối hợp tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng vừa sức. Với các bài tập tốt cho người bị rối loạn tiền đình là tập luyện đốt sống cổ, việc này nhằm kích khí huyết lưu thông nhưng cần phải đúng động tác, bạn không nên ngồi quá lâu một chỗ xem tivi, ngồi bàn vi tính nhiều nên thay đổi tư thế một lần.
Nếu trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi, mất thị giác, giảm thính giác bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám ngay.



Bổ sung nhiều dưỡng chất và chế độ ăn uống hợp lý giúp cho người rối loạn tiền đình cải thiện rõ rệt

Việc ăn uống có tầm ảnh hưởng quan trọng, bạn không nên uống quá nhiều rượu, bia, chất kích thích và uống đủ lượng nước hàng ngày để cải thiện tình trạng máu lưu thông, đối với những bệnh nhân có kèm theo bệnh lý như: tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch... cần ăn theo chế độ hợp lý, không nên kiêng khem thái quá dẫn đến suy dinh dưỡng.

Những người bị bệnh rối loạn tiền đình nên tắm rửa bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể đặc biệt khi trời lạnh, thời tiết chuyển mùa người cao tuổi nên giữ thói quen tập thể dục như: Đi bộ hàng ngày, mỗi ngày 30 phút, không nên đi bộ vào lúc còn quá sáng hoặc trời trưa nắng.

Hy vọng bài viết trên của nhà thuốc Lợi Phúc Đường đã giúp bạn đọc biết thêm về căn bệnh rối loạn tiền đình. Không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống nếu tình trạng kéo dài còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đặc biệt là đột quỵ. Do đó khi bạn gặp phải các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và chẩn đoán cụ thể và cách chữa trị hiệu quả.

Nguồn: thankinhthucvat.vn
 

Đối tác

Top