Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

kyle26109409

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/9/22
Bài viết
48
Thích
0
Điểm
6
#1
Quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động thương mại mới được bổ sung tại Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 158/2006/NĐ-CP. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động phổ biến trong thực tiễn thương mại quốc tế nhằm bảo hiểm các rủi ro do việc biến động giá cả trên thị trường. Vì vậy, hoạt động này có tác dụng tích cực đến hoạt động mua bán những hàng hóa mà giá cả thường có những biến động lớn, nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị trường buôn bán nông sản một cách ổn định.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó, các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điếm trong tương lai.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Luật Thương mại quy định hai loại hợp đồng tương ứng với phương thức này là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn (Contract for forward transaction) là hợp đồng, theo đó, bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Nói cách khác là hợp đồng được mua bán theo giá hàng hiện tại nhưng lại thanh toán theo giá hàng trong tương lai.

Nếu bên bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Neu các bên thỏa thuận trong hợp đồng là bên mua có thể thanh toán bằng tiền mà không nhận hàng thì bên mua, trong trường hợp này, không cần nhận hàng mà chỉ cần trả cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường (do Sở giao dịch hàng hóa công bố) vào lúc hợp đồng được thực hiện.

Ví dụ, hai bên ký hợp đồng mua 5 tấn cà phê loại 1 vào ngày 10/03/2006 với giá 800 USD/MT (là giá được niêm yết tại Sở giao dịch hàng hóa), giao hàng vào tháng 08/2006. Đen tháng 08/2006, giá cà phê tăng lên 850 USD/MT, người mua sẽ có lợi và thay vì nhận hàng, người mua đến Sở giao dịch hàng hóa nhận khoản tiền lãi 50 USD/MT từ người bán[10]

Ngược lại, nếu các bên thỏa thuận trong hợp đồng là bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường (do Sở giao dịch hàng hóa công bố) tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, mục đích của hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là nhằm hưởng một khoản tiền có được do có sự biến động về giá hàng. Người bán cũng có thể được hưởng khoản tiền này và người mua cũng có thể có được khoản tiền này nếu hợp đồng quy định. Vì vậy, người ta còn gọi hợp đồng này là hình thức đầu cơ về giá (theo nghĩa không tích cực) hoặc là hình thức bảo hiểm trong trường hợp có biến động về giá đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn (gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán) là hợp đồng, theo đó, bên mua quyền có quyền được mua (hoặc được bán) một hàng hóa nhất định với giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hóa đó (Điều 64.3 Luật Thương mại 2005).

Luật Thương mại năm 2005 đã cụ thể hỏa quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn bằng những quy định cụ thể :

- Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thỏa thuận.

- Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

- Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời 'điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

- Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán mới với những hợp đồng mua bán thương mại mang tính chất đặc thù. Những quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trong Luật Thương mại năm 2005 đã đặt những cơ sở pháp lý đầu tiên cho loại hình hợp đồng mua bán đặc biệt này.

Tham khảo dịch vụ luật sư riêng dành cho cá nhân tại TP.HCM.
 

Đối tác

Top