- Tham gia
- 4/12/20
- Bài viết
- 15
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Đàm phán là một kỹ năng bất cứ một người làm kinh doanh nào cũng cần phải có. Kỹ năng này sẽ giúp bạn không bị các đối tác chèn ép, từ đó mang về những phương án tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Sau đây là 3 yếu tố bạn cần để ý khi đi thương thảo với đối tác nếu muốn buổi gặp gỡ diễn ra thành công và tốt đẹp.
1. Muốn đàm phán thành công, cần phải hiểu rõ đối phương là ai
Đây là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất bạn cần chuẩn bị nếu muốn đàm phán được thuận lợi. Vì vậy, trước cuộc gặp, hãy tìm hiểu thật kỹ về đối phương, nghiên cứu các điểm mạnh, điểm yếu của họ. Điều này sẽ giúp bạn phần nào biết được đối phương có nói quá về bản thân họ hay không để tránh bị lừa mà đưa ra những quyết định không chính xác.
>> Tìm hiểu thêm về các phong cách đàm phán trong kinh doanh hay được sử dụng!
2. Hướng đến lợi ích của cả 2 bên
Khi bước vào bàn đàm phán, nếu chỉ hướng đến lợi ích duy nhất cho bản thân thì khó lòng các bên đạt được sự đồng thuận. Ngày nay, nghệ thuật đàm phán chính là phải “win - win”, các bên đều phải được hưởng lợi từ sự hợp tác này. Chính vì vậy mới có câu nói là: “hợp tác thân thiện, cùng nhau phát triển”. Vì vậy, để mọi việc được diễn ra thuận lợi nhất thì các bên phải hướng đến lợi ích chung, tránh tình trạng chỉ nghĩ cho mình mà quên đi đối phương.
Đừng suy nghĩ rằng nhượng bộ chính là thua cuộc, mà đó chính là bạn đang suy nghĩ về con đường phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Dù bạn có nguồn lực tài chính mạnh cỡ nào đi chăng nữa, nếu chỉ nghĩ cho một mình bạn thì rất dễ bị người khác cô lập. Hãy bắt đầu bằng các cuộc trao đổi thiện chí, không những không bị thiệt mà còn mang lại rất nhiều lợi ích về sau.
3. Phải có kiến thức để tránh đưa ra quyết định sai lầm
Cách tối nhất để không bị người khác thao túng chính là bạn có đủ những kiến thức kinh doanh cần thiết. Đừng lúc nào cũng nghe những gì đối tác nói và tin chúng là sự thật. Có rất nhiều trường hợp vì quá tin tưởng đối tác mà dẫn đến công việc kinh doanh bị đổ bể. Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân các kiến thức cần thiết để tránh đi đến những quyết định sai lầm.
Hy vọng với những chia sẻ ngắn ngủi vừa rồi có thể giúp bạn biết được những việc nên và không nên làm khi đi đàm phán với đối tác. Chúc bạn thành công!
1. Muốn đàm phán thành công, cần phải hiểu rõ đối phương là ai
Đây là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất bạn cần chuẩn bị nếu muốn đàm phán được thuận lợi. Vì vậy, trước cuộc gặp, hãy tìm hiểu thật kỹ về đối phương, nghiên cứu các điểm mạnh, điểm yếu của họ. Điều này sẽ giúp bạn phần nào biết được đối phương có nói quá về bản thân họ hay không để tránh bị lừa mà đưa ra những quyết định không chính xác.
>> Tìm hiểu thêm về các phong cách đàm phán trong kinh doanh hay được sử dụng!
2. Hướng đến lợi ích của cả 2 bên
Khi bước vào bàn đàm phán, nếu chỉ hướng đến lợi ích duy nhất cho bản thân thì khó lòng các bên đạt được sự đồng thuận. Ngày nay, nghệ thuật đàm phán chính là phải “win - win”, các bên đều phải được hưởng lợi từ sự hợp tác này. Chính vì vậy mới có câu nói là: “hợp tác thân thiện, cùng nhau phát triển”. Vì vậy, để mọi việc được diễn ra thuận lợi nhất thì các bên phải hướng đến lợi ích chung, tránh tình trạng chỉ nghĩ cho mình mà quên đi đối phương.
Đừng suy nghĩ rằng nhượng bộ chính là thua cuộc, mà đó chính là bạn đang suy nghĩ về con đường phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Dù bạn có nguồn lực tài chính mạnh cỡ nào đi chăng nữa, nếu chỉ nghĩ cho một mình bạn thì rất dễ bị người khác cô lập. Hãy bắt đầu bằng các cuộc trao đổi thiện chí, không những không bị thiệt mà còn mang lại rất nhiều lợi ích về sau.
3. Phải có kiến thức để tránh đưa ra quyết định sai lầm
Cách tối nhất để không bị người khác thao túng chính là bạn có đủ những kiến thức kinh doanh cần thiết. Đừng lúc nào cũng nghe những gì đối tác nói và tin chúng là sự thật. Có rất nhiều trường hợp vì quá tin tưởng đối tác mà dẫn đến công việc kinh doanh bị đổ bể. Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân các kiến thức cần thiết để tránh đi đến những quyết định sai lầm.
Hy vọng với những chia sẻ ngắn ngủi vừa rồi có thể giúp bạn biết được những việc nên và không nên làm khi đi đàm phán với đối tác. Chúc bạn thành công!