- Tham gia
- 22/12/19
- Bài viết
- 253
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những công việc yêu cầu tỉ mỉ với độ chính xác cao. Vậy, theo Nghị Định 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý những gì?
1. Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghị định 218/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghị định là căn cứ pháp lý quan trọng để kế toán thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 218 gồm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp về các nội dung:
2. Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp - kế toán cần lưu ý gì?
Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/2/2014 và áp dụng từ năm 2014 đến nay.
2.1. Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi các văn bản pháp lý nào?
Nghị định 218 đã có những sửa đổi để phù hợp hơn với thực tiễn tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Đến nay Chính phủ đã ban hành 2 văn bản pháp lý sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 218/2013/NĐ-CP gồm:
2.2. Sửa đổi Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp nội dung thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được quy định tại Điều 3, Nghị định 218. Cụ thể, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập khác thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
Tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động sau:
2.3. Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi. Cụ thể theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định về phần thu nhập được miễn thuế như sau:
“Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.”
Lưu ý: Trước đó thu nhập miễn thuế không bao gồm thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mặt khác, có thêm các điều kiện để thu nhập từ chế biến nông sản thủy sản được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể là:
“Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính”.
2.4. Quy định về hiệu lực thi hành tại Nghị định 218 được sửa đổi bổ sung
Hiện tại, theo Nghị định 57/2021/NĐ-CP đã Bổ sung Điểm g Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó doanh nghiệp có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên đây là một vài thông tin đáng chú ý khi áp dụng Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán lưu ý tránh nhầm lẫn dẫn đến tính sai thuế phải nộp.
1. Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghị định 218/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghị định là căn cứ pháp lý quan trọng để kế toán thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 218 gồm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp về các nội dung:
- Người nộp thuế;
- Thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế;
- Xác định thu nhập tính thuế, xác định lỗ và chuyển lỗ;
- Doanh thu;
- Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
- Thuế suất;
- Phương pháp tính thuế;
- Ưu đãi thuế và điều kiện áp dụng ưu đãi thuế.
2. Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp - kế toán cần lưu ý gì?
Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/2/2014 và áp dụng từ năm 2014 đến nay.
2.1. Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi các văn bản pháp lý nào?
Nghị định 218 đã có những sửa đổi để phù hợp hơn với thực tiễn tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Đến nay Chính phủ đã ban hành 2 văn bản pháp lý sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 218/2013/NĐ-CP gồm:
- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015: Nghị định quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.
- Nghị định 57/2021/NĐ-CP ngày 04/6/2021: Nghị định bổ sung Điểm g Khoản 2, Điều 20, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
2.2. Sửa đổi Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp nội dung thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được quy định tại Điều 3, Nghị định 218. Cụ thể, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập khác thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
Tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động sau:
- Cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa,
- Cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.
- Cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa,
- Cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam hoặc từ chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.
2.3. Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi. Cụ thể theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định về phần thu nhập được miễn thuế như sau:
“Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.”
Lưu ý: Trước đó thu nhập miễn thuế không bao gồm thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mặt khác, có thêm các điều kiện để thu nhập từ chế biến nông sản thủy sản được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể là:
“Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính”.
2.4. Quy định về hiệu lực thi hành tại Nghị định 218 được sửa đổi bổ sung
Hiện tại, theo Nghị định 57/2021/NĐ-CP đã Bổ sung Điểm g Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó doanh nghiệp có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên đây là một vài thông tin đáng chú ý khi áp dụng Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán lưu ý tránh nhầm lẫn dẫn đến tính sai thuế phải nộp.