Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng , stress trong công việc

pharmacy

Thành viên cấp 1
Tham gia
1/9/21
Bài viết
11
Thích
0
Điểm
1
#1
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng , stress trong công việc
Theo các chuyên gia tâm lý, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress trong công việc. Phần lớn áp lực đến từ việc bạn phải làm quá nhiều hay bạn phải làm công việc khiến bạn không cảm thấy thỏa mãn. Những mối bất hòa với sếp, đồng nghiệp hay khách hàng cũng góp phần lớn khiến bạn luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra stress.

1. Làm việc không đúng sở trường sẽ khiến bạn bị stress
Đây là nguyên nhân bị căng thẳng stress thường gặp nhất. Thường nếu phải làm một công việc không phù hợp với tính cách, năng lực, sở thích, bạn sẽ có xu hướng không hài lòng với công việc. Hay công việc được giao không phù hợp với kỹ năng và năng khiếu của bạn cũng sẽ tạo ra căng thẳng. Làm việc trong tâm thế luôn không đáp ứng được những yêu cầu của công việc sẽ khiến bạn nhanh chóng nhàm chán, mệt mỏi và cảm thấy áp lực. Lâu dần sẽ khiến tinh thần của bạn bị stress nặng nề nếu không tìm được lối thoát cho mình.


2. Thiếu sự kiểm soát.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến áp lực công việc chính là cảm giác không kiểm soát được các nhiệm vụ và trách nhiệm công việc. Việc hàng ngày phải giải quyết số lượng công việc quá nhiều với năng lực và thời gian của bản thân sẽ khiến người bệnh không tránh khỏi những căng thẳng mệt mỏi, đồng thời việc phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái áp lực kéo dài

3.Trách nhiệm công việc tăng cao.
Đảm trách thêm nhiệm vụ trong công việc thật sự rất căng thẳng. Bạn sẽ có nhiều áp lực hơn khi có nhiều hơn công việc để làm mà bạn chẳng thể nói không với những nhiệm vụ mới đó. Chẳng hạn như khi bạn luôn có nhiều dự án mới mẻ, điều này có thể cần thiết cho sự thăng tiến trong công việc.

Tuy nhiên khi nhiệm vụ bắt đầu chồng chất thì bạn sẽ cảm thấy bị quá tải và không muốn nhận thêm việc nào khác nữa. Tuy nhiên khi cấp trên yêu cầu nhận một dự án mới, bản thân bạn lại không thể từ chối và bây giờ thì lại càng lo lắng hơn bao giờ hết để hoàn thành tất cả các công việc được giao.


4. Tiến độ hoàn thành công việc và sự hài lòng.
Bạn có tự hào với nghề nghiệp của mình? Nếu công việc đó không có ý nghĩa, bạn sẽ dễ cảm thấy căng thẳng. Đây có thể được coi là nguyên nhân thường gặp nhất bởi tất cả chúng ta không ai có thể thoải mái nhất khi mặc một chiếc áo không vừa do vậy khi làm một công việc không đúng ở thích, sở trường của mình người bệnh sẽ không thể làm việc hiiệu quả và đạt kết quả cao được. Từ đó năng suất công việc k đạt kết quả gây chán nản stress cho người bệnh.

5. Thiếu sự động viên.
Thiếu đi sự hỗ trợ từ cấp trên hoặc những người đồng nghiệp có thể làm bạn cảm thấy khó giải quyết những vấn đề trong công việc và dẫn đến tình trạng căng thẳng. Mối quan hệ trong công việc rất quan trọng, trường hợp mối quan hệ bị mất đi hoặc bế tắc thì điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và gây ra stress cho người bệnh.

Ví dụ bạn làm việc trong một văn phòng bận rộn và phải trả lời những cuộc gọi phàn nàn từ khách hàng cả ngày. Công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn chịu trao đổi kinh nghiệm và mẹo vặt với những người đồng nghiệp. Nhưng tất cả mọi người đều bận rộn không kém, đến cả thời gian nghỉ ngơi đôi chút cũng không có.
 

Đối tác

Top