Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng viêm nhiễm ở mô vú, thường xảy ra trong giai đoạn cho con bú. Đây cũng là một trong những bệnh hậu sản thường gặp ở mẹ sau sinh. Tìm hiểu những nguyên nhân bị viêm tuyến sữa sau sinh mẹ nên biết giúp các mẹ có cách chăm sóc bản thân thật tốt để duy trì nguồn sữa luôn dồi dào.
Nguyên nhân mẹ sau sinh bị viêm tuyến sữa
Những nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến sữa ở mẹ sau sinh như:
Sữa bị tắc trong ống dấn sữa
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tuyến sữa ở mẹ sau sinh. Các bà mẹ chưa có kinh nghiệm, cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến sữa không được thoát ra hết khỏi bầu vú, sữa bị mắc kẹt trong vú dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Ống dẫn sữa tắc thường khiến sữa chảy ngược lại, về lâu về dài, tình trạng này khiến tuyến vú của sản phụ bị nhiễm trùng nặng nề.
Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa
Những sản phụ núm vú ngắn, thụt vào trong hoặc bằng phẳng quá, trẻ sẽ cắn mút đầu vú, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét rộng ra, hoặc nếu bé chưa biết bú, sản phụ phải nặn sữa nhưng chưa biết cách nặn khiến núm vú cũng bị tổn thương.
Trong quá trình cho con bú, vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa từ vết nứt trên núm vú hoặc thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Trong môi trường sữa bị ứ đọng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, một số mẹ có thói quen kiêng tắm gội sau sinh khiến mồ hôi và vi khuẩn tích tụ trên da từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa và gây viêm.
Mặc áo lót quá chật
Mặc áo lót quá chật, sử dụng chất liệu vải kém không thoáng khí, vệ sinh không an toàn cho cả mẹ và bé có thể gây viêm tuyến sữa.
Triệu chứng viêm tuyến sữa sau sinh
Viêm tuyến sữa có những triệu chứng rất dễ nhận biết như:
Xuất hiện vùng đỏ, sưng trên vú, cảm giác nóng và đau khi chạm vào.
Xuất hiện khối u hoặc vùng cứng trên vú.
Đau rát liên tục hoặc khi cho con bú.
Tiết dịch núm vú, có thể màu trắng hoặc có vệt máu.
Đau nhức, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi, sốt dai dẳng và không cải thiện sau 48-72 giờ điều trị.
Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không
Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng viêm tuyến sữa?
Ngay khi phát hiện các biểu hiện viêm tuyến sữa, bạn có thể áp dụng những giải pháp sau để cải thiện vấn đề và giúp giảm đau:
Đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chuẩn đoán tình trạng viêm tuyến sữa hiện tại từ đó giúp các mẹ có cách cải thiện phù hợp.
Đối với những trường hợp viêm tuyến vú nhẹ mẹ nên tiếp tục cho con bú nhưng cần cho bé bú đúng cách. Ngậm bắt vú tốt, miệng trẻ mở rộng, ngậm hoàn toàn núm vú. Nên cho bé bú hết một bên vú sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
Giữ vệ sinh bầu ngực bằng cách tắm rửa hằng ngày, mẹ nên lau sạc bầu ngực bằng khăn ấm sau mỗi lần cho bé bú.
Không mặc áo ngực quá chật hoặc sử dụng miếng dán ngực, nên chọn áo ngực băng chất liệu cotton co dãn, thông thoáng và thấm hút mồ hôi.
Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ cùng chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
Mẹ cũng nên tránh nằm sấp khi ngủ hoặc tập những môn thể dục, thể thao tác động trực tiếp lên ngực.
Trong trường hợp viêm nhiễm xấu đi hoặc bắt đầu xuất hiện ổ áp xe vú sâu thì các mẹ nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ để được dùng các loại kháng sinh cần thiết.
Để rút ngắn thời gian phục hồi và duy trì lượng sữa dồi dào cho bé bú mẹ đừng quên bổ sung đa dạng các vi chất cho cơ thể đặc biệt là thuốc sắt cho mẹ sau sinh.
Có thể nói, đây là tình trạng khá phổ biến, vì thiếu kinh nghiệm nên nhiều bà mẹ trẻ không biết cho con bú sao cho đúng tư thế, cũng như không biết cách vệ sinh tuyến vú của mình nên rất dễ mắc phải. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức tiền thai sản là rất quan trọng, giúp mẹ bổ sung các kiến thức cần thiết cho giai đoạn chăm sóc con trẻ thêm thuận lợi.
Nguyên nhân mẹ sau sinh bị viêm tuyến sữa
Những nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến sữa ở mẹ sau sinh như:
Sữa bị tắc trong ống dấn sữa
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tuyến sữa ở mẹ sau sinh. Các bà mẹ chưa có kinh nghiệm, cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến sữa không được thoát ra hết khỏi bầu vú, sữa bị mắc kẹt trong vú dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Ống dẫn sữa tắc thường khiến sữa chảy ngược lại, về lâu về dài, tình trạng này khiến tuyến vú của sản phụ bị nhiễm trùng nặng nề.
Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa
Những sản phụ núm vú ngắn, thụt vào trong hoặc bằng phẳng quá, trẻ sẽ cắn mút đầu vú, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét rộng ra, hoặc nếu bé chưa biết bú, sản phụ phải nặn sữa nhưng chưa biết cách nặn khiến núm vú cũng bị tổn thương.
Trong quá trình cho con bú, vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa từ vết nứt trên núm vú hoặc thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Trong môi trường sữa bị ứ đọng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, một số mẹ có thói quen kiêng tắm gội sau sinh khiến mồ hôi và vi khuẩn tích tụ trên da từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa và gây viêm.
Mặc áo lót quá chật
Mặc áo lót quá chật, sử dụng chất liệu vải kém không thoáng khí, vệ sinh không an toàn cho cả mẹ và bé có thể gây viêm tuyến sữa.
Triệu chứng viêm tuyến sữa sau sinh
Viêm tuyến sữa có những triệu chứng rất dễ nhận biết như:
Xuất hiện vùng đỏ, sưng trên vú, cảm giác nóng và đau khi chạm vào.
Xuất hiện khối u hoặc vùng cứng trên vú.
Đau rát liên tục hoặc khi cho con bú.
Tiết dịch núm vú, có thể màu trắng hoặc có vệt máu.
Đau nhức, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi, sốt dai dẳng và không cải thiện sau 48-72 giờ điều trị.
Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không
Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng viêm tuyến sữa?
Ngay khi phát hiện các biểu hiện viêm tuyến sữa, bạn có thể áp dụng những giải pháp sau để cải thiện vấn đề và giúp giảm đau:
Đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chuẩn đoán tình trạng viêm tuyến sữa hiện tại từ đó giúp các mẹ có cách cải thiện phù hợp.
Đối với những trường hợp viêm tuyến vú nhẹ mẹ nên tiếp tục cho con bú nhưng cần cho bé bú đúng cách. Ngậm bắt vú tốt, miệng trẻ mở rộng, ngậm hoàn toàn núm vú. Nên cho bé bú hết một bên vú sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
Giữ vệ sinh bầu ngực bằng cách tắm rửa hằng ngày, mẹ nên lau sạc bầu ngực bằng khăn ấm sau mỗi lần cho bé bú.
Không mặc áo ngực quá chật hoặc sử dụng miếng dán ngực, nên chọn áo ngực băng chất liệu cotton co dãn, thông thoáng và thấm hút mồ hôi.
Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ cùng chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
Mẹ cũng nên tránh nằm sấp khi ngủ hoặc tập những môn thể dục, thể thao tác động trực tiếp lên ngực.
Trong trường hợp viêm nhiễm xấu đi hoặc bắt đầu xuất hiện ổ áp xe vú sâu thì các mẹ nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ để được dùng các loại kháng sinh cần thiết.
Để rút ngắn thời gian phục hồi và duy trì lượng sữa dồi dào cho bé bú mẹ đừng quên bổ sung đa dạng các vi chất cho cơ thể đặc biệt là thuốc sắt cho mẹ sau sinh.
Có thể nói, đây là tình trạng khá phổ biến, vì thiếu kinh nghiệm nên nhiều bà mẹ trẻ không biết cho con bú sao cho đúng tư thế, cũng như không biết cách vệ sinh tuyến vú của mình nên rất dễ mắc phải. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức tiền thai sản là rất quan trọng, giúp mẹ bổ sung các kiến thức cần thiết cho giai đoạn chăm sóc con trẻ thêm thuận lợi.