- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Nhật ký hội thoại giúp cha mẹ kết nối với con tốt hơn
Nhật ký hội thoại (Dialogue Journals) là một dạng nhật ký học tập. Như đã giới thiệu ở bài trước, ghi nhật ký học tập giúp trẻ rèn luyện kỹ năng viết, tăng tính chủ động khi học. Nó cũng giúp cha mẹ biết được mức độ nhận thức, tiếp thu bài và khả năng học tập của trẻ. Từ đó, cha mẹ có thể đưa ra những điều chỉnh, chỉ dẫn cần thiết và phù hợp.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8, học thêm toán 9 tại Hà Nội)
Nhật ký hội thoại – Dialogue Journals (Ảnh: pepNewz)
Nhật ký hội thoại là gì?
Nhật ký hội thoại (Dialogue Journals) là:
Ảnh: SlideShare
Ví dụ về Nhật ký hội thoại
Trẻ vừa đọc xong một câu chuyện. Cha mẹ đề nghị trẻ trả lời câu hỏi: “Did the story end as you thought it would?” (Câu chuyện có kết thúc như con hình dung không?) dưới dạng Nhật ký hội thoại.
TrẻI thought the story would end differently.
(Con nghĩ câu chuyện sẽ kết thúc khác)
BạnWhy? (Tại sao hả con?)TrẻI thought the boy would get what he wanted (the bike) because it seemed like he did all the right things.
(Con nghĩ cậu bé sẽ có được thứ mình muốn (chiếc xe đạp) bởi vì có vẻ cậu đã làm mọi thứ đúng đắn)
BạnI thought he might not get what he wanted because at the beginning of the story the author has the mother say, “We don’t always get what we want…and that’s OK.”
(Mẹ nghĩ, bạn ấy có thể không có được thứ mình muốn vì ở phần đầu câu chuyện, tác giả để nhân vật người mẹ nói: “Không phải lúc nào chúng ta cũng có được thứ mình muốn… Nhưng không sao hết”).
TrẻI did not think about it that way. It doesn’t seem fair though. He worked hard and should have gotten the bike.
(Con không nghĩ như vậy. Làm thế thì không công bằng. Cậu bé đã làm việc chăm chỉ và lẽ ra nên nhận được chiếc xe).
BạnWell, maybe that is a lesson the author is teaching.
(Ừ, có thể đó la bài học mà tác giả muốn dạy chúng ta).
Tại sao Nhật ký hội thoại lại quan trọng?
– Theo Toby Fulwiler, ghi nhật ký học tập là phương pháp quan trọng để trẻ biến kiến thức thu nhận được thành của riêng mình. Nhờ đó, trẻ rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy độc lập.
– Khi trò chuyện về những gì mình đã thấy, nghe, trải nghiệm hay đọc, trẻ có cơ hội:
Nó sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo sau này cho trẻ khi cần nhìn lại một vấn đề nào đó.
– Với Nhật ký hội thoại, trẻ học được cách sắp xếp suy nghĩ và diễn tả ý kiến cá nhân.
Nhờ đó, trẻ hiểu hơn về nội dung vừa học.
Ảnh: Pinterest
Làm thế nào để thực hành ghi Nhật ký hội thoại?
Có rất nhiều cách để sử dụng Nhật ký hội thoại khi hướng dẫn con học. Trước hết, bạn cần hướng dẫn trẻ chi tiết cách ghi lại cuộc trò chuyện vào sổ nhật ký.
Bước 1: Phân cặp
– Nếu bạn có nhóm trẻ thì việc bắt cặp thực sự rất dễ dàng.
Lưu ý: thay đổi bạn cùng cặp với trẻ để tạo sự phong phú.
– Nếu không có nhóm trẻ, bạn chính là người cùng cặp với con.
– Thảo luận với trẻ để mỗi người sử dụng một loại bút (bút chì/bút bi) hoặc màu sắc (màu đen/màu xanh) khác nhau. Nhờ đó, việc phân biệt câu thoại sẽ dễ dàng hơn.
Bước 2: Giải thích rõ việc cần làm cho trẻ
Nói với trẻ rằng, trẻ trò chuyện với nhau theo cặp. Trong trường hợp chỉ có 2 mẹ con thì trẻ sẽ trò chuyện với bạn. Nhưng không được nói, mà phải viết vào sổ nhật ký điều mình muốn bày tỏ.
Bạn có thể minh hoạ bằng cách cho trẻ xem một trang nhật ký hội thoại bạn làm mẫu.
Bước 3: Thực hành
– Giao cho trẻ một chủ đề.
– Cho trẻ 3-4 phút để viết. Có thể viết về những điều mình thích/không thích, một nhân vật/sự kiện cụ thể hay một đề toán/thí nghiệm nào đó.
Nhật ký hội thoại sẽ trở nên thú vị nếu chủ đề đưa ra có thể gây ý kiến trái chiều. Trẻ có thể:
Đề nghị trẻ diễn tả bằng lời quan điểm và lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Khích lệ trẻ tranh luận với các bạn. Việc này được khuyến khích ở giai đoạn đầu trẻ làm quen với ghi nhật ký và thích hợp nếu bạn có nhóm trẻ.
Nếu không, bạn có thể đưa ra ý kiến, nhận xét của mình về trang nhật ký trẻ vừa hoàn thành. Làm rõ hơn những điểm trẻ còn chưa hiểu hết. Nhưng nên áp dụng bước này sau khi trẻ thành thục hơn với việc viết nhật ký.
Ảnh: SlideShare
Làm thế nào để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ?
– Hướng dẫn cho trẻ nghiên cứu tầm quan trọng của hội thoại trong quá trình học tập.
– Khích lệ trẻ ghi Nhật ký hội thoại về các vấn đề gây tranh cãi. Thực hành việc nêu quan điểm, đưa lý lẽ bảo vệ quan điểm, vận dụng các câu hỏi kết thúc mở để thúc đẩy tranh luận.
Vận dụng Nhật ký hội thoại khi nào?
1. Đọc/học tiếng Anh
Sau khi đọc một văn bản hoặc một cuốn sách, đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để viết ra phản ứng trước các câu hỏi mở.
Ví dụ: “Con đã bao giờ trải qua điều tương tự như một trong các nhân vật chính trong truyện không? Câu chuyện có kết thúc như con nghĩ không? Tác phẩm này có giống các tác phẩm trước của cùng tác giả không?”.
2. Viết
Nhật ký hội thoại là một hoạt động chuẩn bị cho việc viết.
Ví dụ: khi hướng dẫn trẻ viết, bạn có thể đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để phát triển và bảo vệ quan điểm của mình.
3. Toán
Sau khi giải một bài toán, đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để thảo luận về cách giải.
4. Nghiên cứu xã hội
Trẻ dùng Nhật ký hội thoại để bày tỏ cách nhìn của mình về chủ đề trong các môn nghiên cứu xã hội. Đó là chính trị, văn hoá, các vùng miền trên khắp thế giới…
5. Khoa học
Nhiều phát hiện khoa học gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng. Đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để bày tỏ suy nghĩ của mình về một trong những khám phá đó.
Ví dụ cụ thể ghi Nhật ký hội thoại
– Hỏi trẻ có biết hội thoại là gì không.
– Nói cho trẻ khái niệm “Hội thoại là việc trao đổi ý tưởng, ý kiến giữa 2 người”.
– Đề nghị trẻ, sau khi nghe/xem một câu chuyện, sẽ viết ra cuộc hội thoại của mình với bạn. Giải thích với trẻ rằng đây là Nhật ký hội thoại.
– Minh hoạ Nhật ký hội thoại bằng cách:
– Đọc cho trẻ nghe câu chuyện Alexander and the Terrible, Horrible, No Good, Very Bad Day.
– Dành cho trẻ vài phút để suy ngẫm về câu chuyện.
– Đề nghị trẻ viết vào sổ Nhật ký hội thoại câu trả lời của mình cho các câu hỏi:
– Cho trẻ 3-4 phút để hoàn thành việc ghi Nhật ký hội thoại.
– Khi hết thời gian, xem trang nhật ký của con, đưa ra nhận xét của bạn.
Theo Teacher Vision
Nhật ký hội thoại (Dialogue Journals) là một dạng nhật ký học tập. Như đã giới thiệu ở bài trước, ghi nhật ký học tập giúp trẻ rèn luyện kỹ năng viết, tăng tính chủ động khi học. Nó cũng giúp cha mẹ biết được mức độ nhận thức, tiếp thu bài và khả năng học tập của trẻ. Từ đó, cha mẹ có thể đưa ra những điều chỉnh, chỉ dẫn cần thiết và phù hợp.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8, học thêm toán 9 tại Hà Nội)
Nhật ký hội thoại – Dialogue Journals (Ảnh: pepNewz)
Nhật ký hội thoại là gì?
Nhật ký hội thoại (Dialogue Journals) là:
- cuộc trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều hơn 2 người
- được ghi lại dưới dạng viết
- về một chủ đề cùng quan tâm/yêu thích.
Ảnh: SlideShare
Ví dụ về Nhật ký hội thoại
Trẻ vừa đọc xong một câu chuyện. Cha mẹ đề nghị trẻ trả lời câu hỏi: “Did the story end as you thought it would?” (Câu chuyện có kết thúc như con hình dung không?) dưới dạng Nhật ký hội thoại.
TrẻI thought the story would end differently.
(Con nghĩ câu chuyện sẽ kết thúc khác)
BạnWhy? (Tại sao hả con?)TrẻI thought the boy would get what he wanted (the bike) because it seemed like he did all the right things.
(Con nghĩ cậu bé sẽ có được thứ mình muốn (chiếc xe đạp) bởi vì có vẻ cậu đã làm mọi thứ đúng đắn)
BạnI thought he might not get what he wanted because at the beginning of the story the author has the mother say, “We don’t always get what we want…and that’s OK.”
(Mẹ nghĩ, bạn ấy có thể không có được thứ mình muốn vì ở phần đầu câu chuyện, tác giả để nhân vật người mẹ nói: “Không phải lúc nào chúng ta cũng có được thứ mình muốn… Nhưng không sao hết”).
TrẻI did not think about it that way. It doesn’t seem fair though. He worked hard and should have gotten the bike.
(Con không nghĩ như vậy. Làm thế thì không công bằng. Cậu bé đã làm việc chăm chỉ và lẽ ra nên nhận được chiếc xe).
BạnWell, maybe that is a lesson the author is teaching.
(Ừ, có thể đó la bài học mà tác giả muốn dạy chúng ta).
Tại sao Nhật ký hội thoại lại quan trọng?
– Theo Toby Fulwiler, ghi nhật ký học tập là phương pháp quan trọng để trẻ biến kiến thức thu nhận được thành của riêng mình. Nhờ đó, trẻ rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy độc lập.
– Khi trò chuyện về những gì mình đã thấy, nghe, trải nghiệm hay đọc, trẻ có cơ hội:
- nhận ra những điểm quan trọng, mấu chốt
- tạo kết nối với tri thức nền của mình
- lắng nghe những ý kiến khác biệt về cùng một chủ đề.
Nó sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo sau này cho trẻ khi cần nhìn lại một vấn đề nào đó.
– Với Nhật ký hội thoại, trẻ học được cách sắp xếp suy nghĩ và diễn tả ý kiến cá nhân.
Nhờ đó, trẻ hiểu hơn về nội dung vừa học.
Ảnh: Pinterest
Làm thế nào để thực hành ghi Nhật ký hội thoại?
Có rất nhiều cách để sử dụng Nhật ký hội thoại khi hướng dẫn con học. Trước hết, bạn cần hướng dẫn trẻ chi tiết cách ghi lại cuộc trò chuyện vào sổ nhật ký.
Bước 1: Phân cặp
– Nếu bạn có nhóm trẻ thì việc bắt cặp thực sự rất dễ dàng.
Lưu ý: thay đổi bạn cùng cặp với trẻ để tạo sự phong phú.
– Nếu không có nhóm trẻ, bạn chính là người cùng cặp với con.
– Thảo luận với trẻ để mỗi người sử dụng một loại bút (bút chì/bút bi) hoặc màu sắc (màu đen/màu xanh) khác nhau. Nhờ đó, việc phân biệt câu thoại sẽ dễ dàng hơn.
Bước 2: Giải thích rõ việc cần làm cho trẻ
Nói với trẻ rằng, trẻ trò chuyện với nhau theo cặp. Trong trường hợp chỉ có 2 mẹ con thì trẻ sẽ trò chuyện với bạn. Nhưng không được nói, mà phải viết vào sổ nhật ký điều mình muốn bày tỏ.
Bạn có thể minh hoạ bằng cách cho trẻ xem một trang nhật ký hội thoại bạn làm mẫu.
Bước 3: Thực hành
– Giao cho trẻ một chủ đề.
– Cho trẻ 3-4 phút để viết. Có thể viết về những điều mình thích/không thích, một nhân vật/sự kiện cụ thể hay một đề toán/thí nghiệm nào đó.
Nhật ký hội thoại sẽ trở nên thú vị nếu chủ đề đưa ra có thể gây ý kiến trái chiều. Trẻ có thể:
- Bắt đầu bằng việc tìm ra những điểm mình đồng tình/không đồng tình với chủ đề.
- Sau khi tìm được điểm khác biệt, trẻ sẽ viết vào Nhật ký hội thoại.
Đề nghị trẻ diễn tả bằng lời quan điểm và lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Khích lệ trẻ tranh luận với các bạn. Việc này được khuyến khích ở giai đoạn đầu trẻ làm quen với ghi nhật ký và thích hợp nếu bạn có nhóm trẻ.
Nếu không, bạn có thể đưa ra ý kiến, nhận xét của mình về trang nhật ký trẻ vừa hoàn thành. Làm rõ hơn những điểm trẻ còn chưa hiểu hết. Nhưng nên áp dụng bước này sau khi trẻ thành thục hơn với việc viết nhật ký.
Ảnh: SlideShare
Làm thế nào để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ?
– Hướng dẫn cho trẻ nghiên cứu tầm quan trọng của hội thoại trong quá trình học tập.
– Khích lệ trẻ ghi Nhật ký hội thoại về các vấn đề gây tranh cãi. Thực hành việc nêu quan điểm, đưa lý lẽ bảo vệ quan điểm, vận dụng các câu hỏi kết thúc mở để thúc đẩy tranh luận.
Vận dụng Nhật ký hội thoại khi nào?
1. Đọc/học tiếng Anh
Sau khi đọc một văn bản hoặc một cuốn sách, đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để viết ra phản ứng trước các câu hỏi mở.
Ví dụ: “Con đã bao giờ trải qua điều tương tự như một trong các nhân vật chính trong truyện không? Câu chuyện có kết thúc như con nghĩ không? Tác phẩm này có giống các tác phẩm trước của cùng tác giả không?”.
2. Viết
Nhật ký hội thoại là một hoạt động chuẩn bị cho việc viết.
Ví dụ: khi hướng dẫn trẻ viết, bạn có thể đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để phát triển và bảo vệ quan điểm của mình.
3. Toán
Sau khi giải một bài toán, đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để thảo luận về cách giải.
4. Nghiên cứu xã hội
Trẻ dùng Nhật ký hội thoại để bày tỏ cách nhìn của mình về chủ đề trong các môn nghiên cứu xã hội. Đó là chính trị, văn hoá, các vùng miền trên khắp thế giới…
5. Khoa học
Nhiều phát hiện khoa học gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng. Đề nghị trẻ ghi Nhật ký hội thoại để bày tỏ suy nghĩ của mình về một trong những khám phá đó.
Ví dụ cụ thể ghi Nhật ký hội thoại
- Cuốn sách: Alexander and the Terrible, Horrible, No Good, Very Bad Day
- Tác giả: Judith Viorst
– Hỏi trẻ có biết hội thoại là gì không.
– Nói cho trẻ khái niệm “Hội thoại là việc trao đổi ý tưởng, ý kiến giữa 2 người”.
– Đề nghị trẻ, sau khi nghe/xem một câu chuyện, sẽ viết ra cuộc hội thoại của mình với bạn. Giải thích với trẻ rằng đây là Nhật ký hội thoại.
– Minh hoạ Nhật ký hội thoại bằng cách:
- viết ra giấy hoặc lên một tấm bảng các câu hỏi mở đơn giản.
- đề nghị trẻ viết ra phản hồi của trẻ trước câu hỏi/ý tưởng của bạn.
- lưu ý: không sửa lỗi sai khi viết của trẻ.
Teacher: “What did you think about the soil experiment?”
Student: “I was right. The soil slid right off the hill when it got wet.”
Teacher: “How did you know it would do that?”
Student: “I don’t know. I used to play at the beach when I was little and I guessed that soil would do what sand does when it gets too wet.”
(Bạn: Con nghĩ gì về thí nghiệm với đất?
Trẻ: Con đã đúng ạ. Đất từ trên đồi rơi xuống khi nó bị ướt.
Bạn: Làm thế nào con biết sẽ xảy ra như thế?
Trẻ: Con không biết nữa. Con từng chơi trên bờ biển hồi còn nhỏ. Và con đoán rằng, dất sẽ bị lở như thế khi nó ngấm quá nhiều nước”.
2. Thực hànhStudent: “I was right. The soil slid right off the hill when it got wet.”
Teacher: “How did you know it would do that?”
Student: “I don’t know. I used to play at the beach when I was little and I guessed that soil would do what sand does when it gets too wet.”
(Bạn: Con nghĩ gì về thí nghiệm với đất?
Trẻ: Con đã đúng ạ. Đất từ trên đồi rơi xuống khi nó bị ướt.
Bạn: Làm thế nào con biết sẽ xảy ra như thế?
Trẻ: Con không biết nữa. Con từng chơi trên bờ biển hồi còn nhỏ. Và con đoán rằng, dất sẽ bị lở như thế khi nó ngấm quá nhiều nước”.
– Đọc cho trẻ nghe câu chuyện Alexander and the Terrible, Horrible, No Good, Very Bad Day.
– Dành cho trẻ vài phút để suy ngẫm về câu chuyện.
– Đề nghị trẻ viết vào sổ Nhật ký hội thoại câu trả lời của mình cho các câu hỏi:
- “Have you ever had a day like Alexander’s?” (Con đã từng trải qua một ngày như Alexander chưa?)
- “How did it feel?” (Cảm giác như thế nào?)
– Cho trẻ 3-4 phút để hoàn thành việc ghi Nhật ký hội thoại.
– Khi hết thời gian, xem trang nhật ký của con, đưa ra nhận xét của bạn.
Theo Teacher Vision