- Tham gia
- 12/1/19
- Bài viết
- 61
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Đầu tư bất động sản được xem là một hình thức đầu tư hấp dẫn và sinh lời cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chúng ta không cảnh giác mà mắc vào những bẫy của “cò đất” trong quá trình đầu tư. Vậy, để đề phòng “tiền mất tật mang”, người mua nhà đất nên đặc biệt lưu ý tránh những “cái bẫy” mà nhiều người thường hay gặp phải sau đây.
Những 'bẫy' mua nhà thường hay gặp phải
Mua phải dự án “ma”
Thời gian gần đây, nhiều môi giới bất động sản rao bán các dự án không có thực để nhằm giăng bẫy, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Những trường hợp như của công ty địa ốc Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land... tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận những ngày qua bị dư luận phản ảnh chính là những ví dụ điển hình nhất.
Trước tình trạng dự án "ma" hoành hành, chính quyền ở nhiều quận, huyện tại TP.HCM cũng như các tỉnh khác như Bình Thuận, Vũng Tàu đã phải gắn biển cảnh báo. Những dự án “bánh vẽ” này thường được chọn ở vị trí đẹp, nằm gần các tuyến đường lớn, gần trường, chợ… và đặc biệt là được rao bán với giá thấp hơn hẳn so với mức giá chung của thị trường. Thậm chí, nhiều đơn vị môi giới còn tổ chức cho nhân viên dẫn dụ khách hàng đến xem trực tiếp khu đất dự án mà ở đó đã dàn sẵn cảnh người người chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người đi xem đất nhằm tạo niềm tin đây là đất dự án thật, khiến khách hàng dễ sa lưới hơn. Còn có cả một số trường hợp táo tợn làm giả giấy tờ pháp lý của khu đất, giấy tờ chấp thuận cấp phép dự án của chính quyền...
Chính quyền phải gắn biển cảnh báo dự án ma
Như vậy, để tránh mua phải các dự án “hữu danh vô thực”, người mua cần phải tìm hiểu thật kỹ mặt bằng giá khu vực, nếu giá rẻ hơn thì cần cảnh giác. Điều đặc biệt là cần phải kiểm tra rõ ràng tính pháp lý của chủ đầu tư.
Theo luật sư Phạm Thanh Sơn - Văn phòng luật sư Nam Hà Nội, giải pháp nhanh và hiệu quả nhất đó chính là người mua có thể ra ngay UBND địa phương để tra cứu xem chủ đầu tư đã thực sự được cấp Quyết định đầu tư hay chưa rồi mới quyết định mua hay không mua cũng chưa muộn.
Mua đất chưa có sổ đỏ
Bà H. ở TP.HCM vừa qua có mua được mảnh đất giá hời ở huyện Hóc Môn. Dù biết là đất chưa có sổ đỏ sẽ có thể gặp nhiều rủi ro nhưng với mong muốn bán sang tay sẽ được lãi cao nên bà vẫn quyết định liều mua. Và điều lo sợ cũng xảy ra, hóa ra miếng đất bà H. mua lại nằm trên khu đất bị lấn chiếm dọc bờ sông, mà việc lấn chiếm đã xảy ra từ lâu nên theo luật phải giữ nguyên hiện trạng để chờ xử lý. Vậy kết quả cho sự đầu tư liều lĩnh của bà H. đã không mang lại nguồn lợi lại còn mất thêm cả số tiền mua đất.
Thật ra trên thực tế, những trường hợp chấp nhận mua bán đất khi chưa có sổ đỏ như bà H. khá là phổ biến. Bởi lẽ, mức giá của phân khúc này quá hấp dẫn. Nhiều người kỳ vọng sau khi mua xong sẽ hợp thức hóa được mảnh đất để thu về khoản giá trị lớn hơn, cũng có vài người không am hiểu về pháp luật nên lỡ mua phải loại đất này.
Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2013 quy định, giao dịch mua bán đất không có sổ đỏ thì không được coi là hợp pháp. Và chính vì không được coi là hợp pháp nên các giao dịch này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết trước được.
Nên cẩn thận khi mua đất nền chưa có sổ đỏ
Đất không có sổ đỏ rất khó xác minh được nguồn gốc đất, tiềm ẩn nhiều rủi ro như đất lấn chiếm, đất đang có tranh chấp, đất nông nghiệp và thậm chí là đất đã có quyết định thu hồi… Do đó, người mua có thể sẽ phải đối mặt với những tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào.
Vậy nên, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, người mua cần phải tìm hiểu kỹ thông tin nguồn gốc mảnh đất xem có phải đất thổ cư hợp pháp hay không. Những thông tin này có thể được xác minh thông qua cán bộ phụ trách xây dựng, địa chính của UBND xã, phường nơi có đất.
Còn đối với những trường hợp lỡ mua phải đất chưa có sổ đỏ, người mua nên làm hợp đồng đặt cọc. Trong hợp đồng phải ghi rõ các điều khoản về cam kết của người bán, bồi thường khi không thực hiện cam kết. Song song đó, người mua nên yêu cầu làm thêm giấy ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt để khi thửa đất có đủ điều kiện cấp sổ, người mua có thể tự mình đứng ra chủ động thực hiện thủ tục.
Mua bất động sản đang có tranh chấp
Một trong những nguy cơ khiến người mua nhà đất dễ bị “mất trắng” đó là mua phải mảnh đất, ngôi nhà đang vướng vào tranh chấp, kiện tụng.
Tìm hiểu kĩ trước khi mua để tránh gặp phải trường hợp bất động sản đang tranh chấp
Do đó, trước khi mua, để xác minh xem bất động sản định mua có đang tranh chấp, kiện tụng hay không thì người mua nhà có thể thực hiện các bước sau:
Nên kiểm tra về quyền sở hữu tài sản, xem người đứng tên trên sổ hồng, sổ đỏ để xác định xem đây là tài sản riêng của một người, của vợ chồng hay đồng sở hữu của nhiều người. Nếu như trên sổ xác định chỉ có một người đứng tên thì phải kiểm tra người ấy có vợ/chồng hay không, tình trạng hôn nhân hiện tại ra sao. Nếu chủ sở hữu đã ly hôn thì phải kiểm tra bản án có phân chia tài sản chung không. Trường hợp là đồng sở hữu, đồng thừa kế thì cần kiểm tra trên sổ có ghi đại diện hay không.
Xem thêm các Dự án tại Quận 12: https://nhaanphu.vn/du-an/
Mua bất động sản trong cơn sốt ảo
Trong cơn sốt năm 2019, giá đất tăng lên chóng mặt, nhiều người đã lao vào mua đất chỉ mong nhanh chóng kiếm lời.
Trường hợp đất đai nổi sóng tại các quận, huyện ngoại thành Hà Nội thực chất chính là chiêu trò “làm giá” của cò đất và các đầu nậu khu vực. Người có nhu cầu mua thực gần như vắng bóng. Hoạt động mua bán, sang nhượng chỉ diễn ra trong các nhóm đầu tư. Vậy là chỉ vỏn vẹn sau 2 tháng, thị trường đất tại đây vừa bùng lên đã hạ nhiệt chóng vánh. Những nhà đầu tư non tay thì nhanh chóng phải gánh nhận hậu quả. Đất vừa mua để “lướt sóng” không bán được khi thị trường chững lại. Nhiều người điêu đứng vì khoản vay nợ mua đất phải chấp nhận bán lỗ để mong gỡ lại vốn.
Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo, trước khi tiến hành giao dịch trong những thời điểm nhạy cảm, người mua đất cần phải cân nhắc thật kỹ nhiều yếu tố để tránh gặp phải nguy cơ “tiền mất tật mang”, thua lỗ nặng.
Cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đầu tư để tránh "tiền mất tật mang"Như vậy, trước khi quyết định xuống tiền để mua bất động sản, nhà đầu tư cần phải cân nhắc kĩ lưỡng, không nên mua vào nếu nhận thấy giá bất hợp lý vì khi đó rủi ro rất lớn. Giới chuyên môn còn đưa ra lời khuyên cho người mua rằng nên cân đối dòng tiền, chỉ nên dùng tiền nhàn rỗi, dài hạn để mua bất động sản, tránh trường hợp đi vay khi thị trường sốt ảo để rồi lại thêm nặng gánh nợ nần.
Trên đây là một số “bẫy” tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động mua bán bất động sản mà người mua thường gặp phải. Lời khuyên trong những trường hợp này là cần phải hết sức cảnh giác tìm hiểu kỹ càng thị trường, giá cả, pháp lý đầy đủ cũng như độ uy tín của người bán nhằm mang lại hiệu quả đầu tư như ý.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm căn hộ, dự án đất nền do Công ty Nhà Đất An Phú chúng tôi làm chủ đầu tư, quý khách vui lòng tham khảo tại Website nhaanphu.vn hoặc liên hệ số Hotline 0911.848.881 để được tư vấn đầy đủ!
Những 'bẫy' mua nhà thường hay gặp phải
Mua phải dự án “ma”
Thời gian gần đây, nhiều môi giới bất động sản rao bán các dự án không có thực để nhằm giăng bẫy, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Những trường hợp như của công ty địa ốc Alibaba, Angel Lina, Hoàng Kim Land... tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận những ngày qua bị dư luận phản ảnh chính là những ví dụ điển hình nhất.
Trước tình trạng dự án "ma" hoành hành, chính quyền ở nhiều quận, huyện tại TP.HCM cũng như các tỉnh khác như Bình Thuận, Vũng Tàu đã phải gắn biển cảnh báo. Những dự án “bánh vẽ” này thường được chọn ở vị trí đẹp, nằm gần các tuyến đường lớn, gần trường, chợ… và đặc biệt là được rao bán với giá thấp hơn hẳn so với mức giá chung của thị trường. Thậm chí, nhiều đơn vị môi giới còn tổ chức cho nhân viên dẫn dụ khách hàng đến xem trực tiếp khu đất dự án mà ở đó đã dàn sẵn cảnh người người chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người đi xem đất nhằm tạo niềm tin đây là đất dự án thật, khiến khách hàng dễ sa lưới hơn. Còn có cả một số trường hợp táo tợn làm giả giấy tờ pháp lý của khu đất, giấy tờ chấp thuận cấp phép dự án của chính quyền...
Chính quyền phải gắn biển cảnh báo dự án ma
Như vậy, để tránh mua phải các dự án “hữu danh vô thực”, người mua cần phải tìm hiểu thật kỹ mặt bằng giá khu vực, nếu giá rẻ hơn thì cần cảnh giác. Điều đặc biệt là cần phải kiểm tra rõ ràng tính pháp lý của chủ đầu tư.
Theo luật sư Phạm Thanh Sơn - Văn phòng luật sư Nam Hà Nội, giải pháp nhanh và hiệu quả nhất đó chính là người mua có thể ra ngay UBND địa phương để tra cứu xem chủ đầu tư đã thực sự được cấp Quyết định đầu tư hay chưa rồi mới quyết định mua hay không mua cũng chưa muộn.
Mua đất chưa có sổ đỏ
Bà H. ở TP.HCM vừa qua có mua được mảnh đất giá hời ở huyện Hóc Môn. Dù biết là đất chưa có sổ đỏ sẽ có thể gặp nhiều rủi ro nhưng với mong muốn bán sang tay sẽ được lãi cao nên bà vẫn quyết định liều mua. Và điều lo sợ cũng xảy ra, hóa ra miếng đất bà H. mua lại nằm trên khu đất bị lấn chiếm dọc bờ sông, mà việc lấn chiếm đã xảy ra từ lâu nên theo luật phải giữ nguyên hiện trạng để chờ xử lý. Vậy kết quả cho sự đầu tư liều lĩnh của bà H. đã không mang lại nguồn lợi lại còn mất thêm cả số tiền mua đất.
Thật ra trên thực tế, những trường hợp chấp nhận mua bán đất khi chưa có sổ đỏ như bà H. khá là phổ biến. Bởi lẽ, mức giá của phân khúc này quá hấp dẫn. Nhiều người kỳ vọng sau khi mua xong sẽ hợp thức hóa được mảnh đất để thu về khoản giá trị lớn hơn, cũng có vài người không am hiểu về pháp luật nên lỡ mua phải loại đất này.
Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2013 quy định, giao dịch mua bán đất không có sổ đỏ thì không được coi là hợp pháp. Và chính vì không được coi là hợp pháp nên các giao dịch này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết trước được.
Nên cẩn thận khi mua đất nền chưa có sổ đỏ
Đất không có sổ đỏ rất khó xác minh được nguồn gốc đất, tiềm ẩn nhiều rủi ro như đất lấn chiếm, đất đang có tranh chấp, đất nông nghiệp và thậm chí là đất đã có quyết định thu hồi… Do đó, người mua có thể sẽ phải đối mặt với những tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào.
Vậy nên, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, người mua cần phải tìm hiểu kỹ thông tin nguồn gốc mảnh đất xem có phải đất thổ cư hợp pháp hay không. Những thông tin này có thể được xác minh thông qua cán bộ phụ trách xây dựng, địa chính của UBND xã, phường nơi có đất.
Còn đối với những trường hợp lỡ mua phải đất chưa có sổ đỏ, người mua nên làm hợp đồng đặt cọc. Trong hợp đồng phải ghi rõ các điều khoản về cam kết của người bán, bồi thường khi không thực hiện cam kết. Song song đó, người mua nên yêu cầu làm thêm giấy ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt để khi thửa đất có đủ điều kiện cấp sổ, người mua có thể tự mình đứng ra chủ động thực hiện thủ tục.
Mua bất động sản đang có tranh chấp
Một trong những nguy cơ khiến người mua nhà đất dễ bị “mất trắng” đó là mua phải mảnh đất, ngôi nhà đang vướng vào tranh chấp, kiện tụng.
Tìm hiểu kĩ trước khi mua để tránh gặp phải trường hợp bất động sản đang tranh chấp
Do đó, trước khi mua, để xác minh xem bất động sản định mua có đang tranh chấp, kiện tụng hay không thì người mua nhà có thể thực hiện các bước sau:
- - Liên hệ với UBND địa phương nơi có nhà, đất để xem có đang bị niêm yết về việc phân chia di sản thừa kế hay không; hoặc có bị ngăn chặn việc khai di sản thừa kế hay không;
- - Gặp trực tiếp cán bộ tư pháp phường/xã để tìm hiểu nhà, đất có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không;
- - Liên hệ với cơ quan thi hành án tìm hiểu xem căn nhà có bị yêu cầu thi hành án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật hay không.
- - Cũng có thể liên hệ phòng tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký đất đai của địa phương để hỏi thông tin căn nhà có bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án hay cơ quan thi hành án hay không.
Nên kiểm tra về quyền sở hữu tài sản, xem người đứng tên trên sổ hồng, sổ đỏ để xác định xem đây là tài sản riêng của một người, của vợ chồng hay đồng sở hữu của nhiều người. Nếu như trên sổ xác định chỉ có một người đứng tên thì phải kiểm tra người ấy có vợ/chồng hay không, tình trạng hôn nhân hiện tại ra sao. Nếu chủ sở hữu đã ly hôn thì phải kiểm tra bản án có phân chia tài sản chung không. Trường hợp là đồng sở hữu, đồng thừa kế thì cần kiểm tra trên sổ có ghi đại diện hay không.
Xem thêm các Dự án tại Quận 12: https://nhaanphu.vn/du-an/
Mua bất động sản trong cơn sốt ảo
Trong cơn sốt năm 2019, giá đất tăng lên chóng mặt, nhiều người đã lao vào mua đất chỉ mong nhanh chóng kiếm lời.
Trường hợp đất đai nổi sóng tại các quận, huyện ngoại thành Hà Nội thực chất chính là chiêu trò “làm giá” của cò đất và các đầu nậu khu vực. Người có nhu cầu mua thực gần như vắng bóng. Hoạt động mua bán, sang nhượng chỉ diễn ra trong các nhóm đầu tư. Vậy là chỉ vỏn vẹn sau 2 tháng, thị trường đất tại đây vừa bùng lên đã hạ nhiệt chóng vánh. Những nhà đầu tư non tay thì nhanh chóng phải gánh nhận hậu quả. Đất vừa mua để “lướt sóng” không bán được khi thị trường chững lại. Nhiều người điêu đứng vì khoản vay nợ mua đất phải chấp nhận bán lỗ để mong gỡ lại vốn.
Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo, trước khi tiến hành giao dịch trong những thời điểm nhạy cảm, người mua đất cần phải cân nhắc thật kỹ nhiều yếu tố để tránh gặp phải nguy cơ “tiền mất tật mang”, thua lỗ nặng.
Cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đầu tư để tránh "tiền mất tật mang"
Trên đây là một số “bẫy” tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động mua bán bất động sản mà người mua thường gặp phải. Lời khuyên trong những trường hợp này là cần phải hết sức cảnh giác tìm hiểu kỹ càng thị trường, giá cả, pháp lý đầy đủ cũng như độ uy tín của người bán nhằm mang lại hiệu quả đầu tư như ý.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm căn hộ, dự án đất nền do Công ty Nhà Đất An Phú chúng tôi làm chủ đầu tư, quý khách vui lòng tham khảo tại Website nhaanphu.vn hoặc liên hệ số Hotline 0911.848.881 để được tư vấn đầy đủ!