- Tham gia
- 8/9/22
- Bài viết
- 48
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Nhằm tối đa hoá tài sản phá sản và ngăn chặn việc tẩu tán tài sản hoặc cố ý làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản, Luật Phá sản 2004 quy định các biện pháp bảo toàn tài sản sau:
Thứ nhất, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ thực hiện các hoạt động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án bao gồm: (a) cất giấu, tẩu tán tài sản; (b) thanh toán nợ không có bảo đảm; (c) từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; và (d) chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.
Thứ hai, tuyên bố vô hiệu đối với một số giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện với mục đích cất giấu, tẩu tán tài sản, gây thiệt hại cho chủ nợ trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Các giao dịch này bao gồm: (a) tặng cho động sản và bất động sản cho người khác; (b) thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia; (c) thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn; (d) thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ; và (đ) các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thứ ba, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện.
Thứ tư, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: (a) cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; (b) kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; (c) phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; (d) niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã; và (đ) cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số. hành vi nhất định.
Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần những gì?
Thứ năm, đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án. Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành án phải được đình chỉ. Ngoài ra, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó cũng phải bị đình chỉ.
Thứ nhất, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ thực hiện các hoạt động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án bao gồm: (a) cất giấu, tẩu tán tài sản; (b) thanh toán nợ không có bảo đảm; (c) từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; và (d) chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.
Thứ hai, tuyên bố vô hiệu đối với một số giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện với mục đích cất giấu, tẩu tán tài sản, gây thiệt hại cho chủ nợ trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Các giao dịch này bao gồm: (a) tặng cho động sản và bất động sản cho người khác; (b) thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia; (c) thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn; (d) thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ; và (đ) các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thứ ba, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện.
Thứ tư, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: (a) cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; (b) kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; (c) phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; (d) niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã; và (đ) cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số. hành vi nhất định.
Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần những gì?
Thứ năm, đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án. Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành án phải được đình chỉ. Ngoài ra, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó cũng phải bị đình chỉ.