- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Những câu chuyện ngắn dạy trẻ trung thực
Những câu chuyện là một trong nhiều trợ thủ đắc lực cho cha mẹ khi muốn dạy con trung thực. Trong truyện, trẻ có thể thấy tầm quan trọng của đức tính trung thực, hậu quả nặng nề khi nói dối… Đây sẽ là cách để trẻ dần thấm nhuần một cách tự nhiên bài học trung thực và áp dụng vào cuộc sống của mình.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 11 , học thêm toán 12 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Bạn có thể tìm thấy nhiều câu chuyện về đức tính trung thực trên mạng, trong sách. Trong bài viết này, tổng hợp một số câu chuyện ngắn mà bạn có thể thủ thỉ cùng con:
Hạt giống không nảy mầm
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Ba lưỡi rìu
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.
Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
– Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:
– Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
– Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
– Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
– Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ.
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
– Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
– Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
Đồng xu 100 yên
(Người Nhật dạy trẻ trung thực qua câu chuyện được một nhà báo kể lại).
Một hôm, cậu con trai Gregory (khi đó mới 5 tuổi) của anh Nicholas khi cùng bố đi dạo trên đường phố Nhật Bản đã nhặt được đồng xu 100 yên (trị giá khoảng bằng khoảng 1USD). Lúc này anh Nicholas quyết định làm theo cách của bố mẹ Nhật là đưa con đến đồn cảnh sát địa phương để trình báo. Dù không thích và không muốn làm theo nhưng Gregory vẫn làm theo lời bố.
Khi đến đồn cảnh sát, bố con Nicholas đã dược đón tiếp bởi một cảnh sát trẻ tuổi. Anh ta đã hỏi rất tỉ mỉ về nơi cậu bé nhặt được đồng xu, thời gian, thông tin về nơi ở của Gregory, vị trí chính xác ở công viên Arisugawa – nơi đồng xu được tìm thấy. Sau đó, anh gọi điện thoại cho ai đó rồi thông báo tỉ mỉ sự việc, gắn số quản lý cho đồng xu được tìm thấy. Cuối cùng anh quay sang nhìn Gregory và ca ngợi sự thật thà của cậu bé, đưa một tờ giấy chứng nhận và nói rằng đồng xu này sẽ thuộc về bố con anh nếu sau 6 tháng không ai đến nhận. Và cậu bé Gregory bước ra khỏi đồn cảnh sát với gương mặt rạng rỡ, đầy tự hào, còn anh Nicholas thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi cách cư xử của người Nhật.
3 ngày sau, Gregory tiếp tục nhặt được đồng 10 yên khi cùng bố đi từ trường mẫu giáo về nhà. Lúc này, Gregory liền bảo bố: “Đến đồn cảnh sát nào bố ơi” với tâm trạng đầy phấn khích, tự nguyện.
Bình luận: Việc dành khoảng 30 phút để giải quyết một việc nhặt được của rơi chỉ đáng giá 1USD đối với gần như tất cả các nước trên thế giới là sự lãng phí thời gian. Nhưng với người Nhật thì không, họ xem đó là sự đầu tư cho tính trung thực không chỉ của trẻ em mà là của toàn xã hội.
Những câu chuyện là một trong nhiều trợ thủ đắc lực cho cha mẹ khi muốn dạy con trung thực. Trong truyện, trẻ có thể thấy tầm quan trọng của đức tính trung thực, hậu quả nặng nề khi nói dối… Đây sẽ là cách để trẻ dần thấm nhuần một cách tự nhiên bài học trung thực và áp dụng vào cuộc sống của mình.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 11 , học thêm toán 12 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Bạn có thể tìm thấy nhiều câu chuyện về đức tính trung thực trên mạng, trong sách. Trong bài viết này, tổng hợp một số câu chuyện ngắn mà bạn có thể thủ thỉ cùng con:
Hạt giống không nảy mầm
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Ba lưỡi rìu
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.
Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
– Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:
– Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
– Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
– Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
– Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ.
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
– Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
– Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
Đồng xu 100 yên
(Người Nhật dạy trẻ trung thực qua câu chuyện được một nhà báo kể lại).
Một hôm, cậu con trai Gregory (khi đó mới 5 tuổi) của anh Nicholas khi cùng bố đi dạo trên đường phố Nhật Bản đã nhặt được đồng xu 100 yên (trị giá khoảng bằng khoảng 1USD). Lúc này anh Nicholas quyết định làm theo cách của bố mẹ Nhật là đưa con đến đồn cảnh sát địa phương để trình báo. Dù không thích và không muốn làm theo nhưng Gregory vẫn làm theo lời bố.
Khi đến đồn cảnh sát, bố con Nicholas đã dược đón tiếp bởi một cảnh sát trẻ tuổi. Anh ta đã hỏi rất tỉ mỉ về nơi cậu bé nhặt được đồng xu, thời gian, thông tin về nơi ở của Gregory, vị trí chính xác ở công viên Arisugawa – nơi đồng xu được tìm thấy. Sau đó, anh gọi điện thoại cho ai đó rồi thông báo tỉ mỉ sự việc, gắn số quản lý cho đồng xu được tìm thấy. Cuối cùng anh quay sang nhìn Gregory và ca ngợi sự thật thà của cậu bé, đưa một tờ giấy chứng nhận và nói rằng đồng xu này sẽ thuộc về bố con anh nếu sau 6 tháng không ai đến nhận. Và cậu bé Gregory bước ra khỏi đồn cảnh sát với gương mặt rạng rỡ, đầy tự hào, còn anh Nicholas thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi cách cư xử của người Nhật.
3 ngày sau, Gregory tiếp tục nhặt được đồng 10 yên khi cùng bố đi từ trường mẫu giáo về nhà. Lúc này, Gregory liền bảo bố: “Đến đồn cảnh sát nào bố ơi” với tâm trạng đầy phấn khích, tự nguyện.
Bình luận: Việc dành khoảng 30 phút để giải quyết một việc nhặt được của rơi chỉ đáng giá 1USD đối với gần như tất cả các nước trên thế giới là sự lãng phí thời gian. Nhưng với người Nhật thì không, họ xem đó là sự đầu tư cho tính trung thực không chỉ của trẻ em mà là của toàn xã hội.