Vậy đã là năm 2021 rồi, là thời điểm mà nước ta khôi phục nền kinh tế nhất là khi trong năm 2020 là năm tồi tệ với nền kinh tế với không chỉ đối với nước ta mà là còn với toán thế giới khi mà đại dịch covid19 hoàng hoành. Vậy thì bây giờ mình sẽ tổng hợp lại những điều cần biết về ngành xuất nhập khẩu, để cho các bạn nào muốn học hay đi làm để có thể biết mà xin việc dễ dàng hơn, mà theo mình là 1 trong những ngành sẽ ưu tiên khôi phục và phát triển sau đại dịch.
1.Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.
1.1 Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…
1.2 Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Import – Export. Đây là hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Ngoài ra còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy kinh tế trong nước. Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.” – Luật Thương mại Nếu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu thì bạn sẽ thấy đây là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Nó có mối tương quan lớn, tác động đến nhiều ngành khác. Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Xuất nhập khẩu là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và với thế giới. Xuất nhập khẩu tạo công ăn việc làm, bổ sung hàng hóa thiếu, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.
2.Những công việc của chuyên viên xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp. Họ góp phần cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa được dễ dàng và nhanh chóng. Các công việc cụ thể mà các nhân viên xuất nhập khẩu thường phải làm như: Làm việc trực tiếp với khách hàng của mình. Nhân viên xuất nhập khẩu cần tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng; Nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng với doanh nghiệp. Tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hòa; Cùng với kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. Nhận thanh toán tiền bằng nhiều phương thức khác nhau; Hoàn thành các thủ tục hải quan, kho bãi để quá trình xuất,nhập khẩu diễn ra suôn sẻ; Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu với số lượng tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa; Quản lý đơn hàng, hợp đồng; Tìm kiếm các khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty; Các nhân viên xuất nhập khẩu còn cần liên lạc, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp. Báo cáo nội bộ và tham mưu cho các trưởng phòng kinh doanh chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả…
3. Những phẩm chất của chuyên viên Xuất Nhập Khẩu?
3.1 Khả năng xây dựng chiến lược
Yếu tố hàng đầu của một nhân viên xuất nhập khẩu nằm ở khả năng xây dựng chiến lược, làm sao để có thể giải quyết được bài toán tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển hàng hóa thấp nhất mà không ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng hàng hóa và quan trọng hơn cả là giao hàng đúng hẹn.
Nhiệm vụ của nhân viên xuất nhập khẩu là quản lý tài liệu và ghi lại tất cả các chuỗi cung ứng và xem xét một cách cẩn thận khả năng thành công và thất bại của mỗi chiến lược là bao nhiêu, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
3.2 Khả năng tổ chức
Một nhân viên xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc để theo dõi thời gian, địa điểm, cách thức sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
Bên cạnh đó người làm xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm đảm bảo chuỗi cung ứng, vì vậy đòi hòi hỏi họ phải thành thạo các phần mềm máy tính và hệ thống kiểm kê để cập nhật hàng hóa vận chuyển hàng ngày và hàng tuần, số hàng trong kho, hàng tồn, hàng đã hết hạn sử dụng... Đây có thể được coi là một trong số 5 kỹ năng quan trọng của nhân viên xuất khẩu nhập khẩu, để hoàn thành tốt công việc của mình bắt buộc bạn phải có được khả năng tổ chức, lãnh đạo, thông qua quá trình này, quá trình thực hiện công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
3.3 Giỏi giao tiếp
Đặc thù của nghề xuất nhập khẩu là phải làm việc với nhiều bên như hải quan, kho hàng, khách hàng, vận chuyển,... Chưa hết nhân viên xuất nhập khẩu còn là người chịu trách nhiệm liên lạc với các bên cung cấp, nhà vận chuyển, chịu trách nhiệm nhân viên hiện trường bến bãi trước khi vận chuyển các lô hàng, thương lượng hợp đồng với các nhà cung cấp và khách hàng, gọi điện, mở rộng quan hệ với các đối tác khác.... Vì vậy kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng với một nhân viên xuất nhập khẩu.
3.4 Kỹ năng văn phòng
Ngoài khả năng xây dựng chiến lược giỏi, giao tiếp giỏi và khả năng tổ chức, một nhân viên xuất nhập khẩu còn phải giỏi cả kỹ năng văn phòng, Excel. Bản thân người làm xuất nhập khẩu phải người chịu trách nhiệm báo cáo tài liệu cho cấp trên, tổng hợp hàng hóa vận chuyển, lên kế hoạch, tính toán chi phí vận chuyển, nhu cầu phát sinh và duy trì dịch vụ khách hàng... Vì thế kỹ năng văn phòng như kỹ năng lập báo cáo cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu với một nhân viên xuất nhập khẩu.
4.Lương của Chuyên viên xuất nhập khẩu
Đối với nhân sự mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm: Mức lương dao động trong khoảng từ 5 triệu đến 9.1 triệu đồng/tháng.
Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc: Mức lương dao động trong khoảng từ 8.5 triệu đến khoảng 12-14 triệu đồng/tháng.
Đối với cấp quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: Với sự dày dặn về kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt, bạn có thể sẽ nhận được mức lương cao hơn gấp 2, gấp 3 lần nhân viên bình thường. Tất nhiên, mức lương bạn nhận được cũng tuỳ theo từng công ty và từng lĩnh vực quản lý.
5.Tổng kết
Vậy là mình đã tổng hợp lại tất cả những gì về xuất nhập khẩu cho tất cả các bạn có thể dễ dàng nắm bắt được rồi, nếu các bạn vẫn chưa nắm bắt được những thông tin trên hoặc muốn tìm một khóa học XUẤT NHẬP KHẨU thì các bạn đừng ngần ngại vào trang chủ của TRUNG TÂM GEC mà tham khảo nhá.
Cảm ơn bạn đã xem.