Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Những điều cần tránh khi đúc tượng - thỉnh tượng bổn sư là gì?

Nin Nin

Thành viên cấp 1
Tham gia
29/7/22
Bài viết
418
Thích
0
Điểm
16
#1
Ngày nay, Phật giáo rất thịnh hành và được thờ phụng phổ biến tại Việt Nam. Các pho tượng Phật, Bồ Tát rất đa dạng, chế tác từ nhiều chất liệu như đồng, gỗ hay đá. Ngoài việc thờ phụng tại chùa, nhiều Phật tử thỉnh tượng Phật về thờ tại gia. Những điều cần tránh khi đúc tượng - thỉnh tượng bổn sư là gì? Vì sao con người thờ phụng Phật? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Phật và Ý nghĩa của việc thờ Phật
Phật là Bậc Giác Ngộ, là một vị Chánh Đẳng Giác đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ. Đó là một trí tuệ vĩ đại cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng. Sự giác ngộ ấy có tính chất siêu nhiên, theo Phật giáo thì không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ được mà chỉ có thể hiểu hoàn toàn khi đã trải nghiệm qua.

Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thỉnh, rước tượng Phật để thờ là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ. Hành động này xuất phát từ sự thành tâm của mỗi người. Người có tâm hướng Phật, muốn thờ Phật mới nên thỉnh tượng Phật về để thờ tại gia. Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật là để cầu ban phước, trừ họa, che dấu để làm điều bất lương nhưng ý nghĩa này hoàn toàn sai. Thờ Phật giúp con người ta hướng tâm, soi rọi tâm hồn, biết điều gì đúng điều gì sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.

Thờ Phật là để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, người đã tìm ra chân lý của con đường giải thoát, giác ngộ và dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi bằng trí tuệ và sự từ bi vô biên của mình. Chính nhờ đó mà mỗi ai đến chùa, dù là người theo đạo Phật hay không đều sẽ cảm nhận được sự an ủi, thanh tịnh trong lòng. Thế nhưng, có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của việc thờ Phật nên vẫn thường tìm đến chùa như một chốn để cầu xin điều gì đó cho mình. Theo thời gian, việc thờ Phật dần mang tính chất sai lệch, khiến con người ta càng chìm sâu vào sự vô minh.

Khi đúc tượng Phật cần tuân thủ các tiêu chí gì?
Tượng Phật nói chung được đánh giá là đẹp, chuẩn mức hay không cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu chỉ nhìn qua cảm quan, còn tùy thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, "điểm chung" của những pho tượng đẹp phải thể hiện được 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp trong áp dụng tạc tượng Phật. Nếu không quá am hiểu về vấn đề này, bạn có thể đánh giá qua những yếu tố đơn giản dưới đây.

Hình khối cân đối, tỉ lệ chuẩn

Hình khối tượng thường được đánh giá qua khuôn mặt so với tổng chiều dài cơ thể. Dựa vào yếu tố này, người nghệ nhân sẽ đo được tỷ lệ vai, cơ thể, hình dáng đứng, ngồi cân đối. Công đoạn này là vô cùng khó và chỉ có những người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm mới có thể làm được.

Diện mặt truyền thần

Diện mặt là yếu tố quyết định đến sự thành công của pho tượng Phật hay không. Pho tượng Phật đẹp toát lên vẻ mặt từ bi, hiền hậu của người, ánh mắt hiền hòa dõi theo chúng sanh, dạy họ dứt sạch phiền não, uế ô. Các chi tiết, góc cạnh được xử lí kĩ, mài nhẵn mịn.

Màu sắc đẹp, quy cách hoàn thiện chỉn chu

Pho tượng đẹp có màu sắc tự nhiên của chất liệu chế tác hoặc được quét màu, dát vàng, khảm theo yêu cầu. Mỗi đơn vị chế tác sẽ có công thức tạo màu riêng, cho ra đời thành phẩm có sắc độ khác nhau, mang nét đặc trưng của từng làng nghề.

Đặc biệt, pho tượng đẹp không chỉ được thể hiện qua diện mạo, hình khối mà còn được đánh giá qua kỹ thuật hoàn thiện bề mặt. Một pho tượng chất lượng cần được xử lí chỉnh chu, bề mặt nhẵn mịn, không nứt, rõ. Khi chế tác tượng cần sự tập trung và kỹ nghệ hoàn thiện tốt, chỉ cần một sai sót sẽ làm hỏng cả một tác phẩm.

Các lưu ý khi thỉnh tượng Phật về thờ cần nắm rõ
Khi thờ tượng Phật hay ban thờ Phật, cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

+ Đầu tiên và quan trọng nhất đó là thờ tượng Phật phải thành tâm, nếu chỉ coi tượng như một món đồ trang trí và tùy ý bài trí thì những giá trị phong thủy của tượng sẽ không có

+ Không được sử dụng các mẫu tượng Phật có hình tượng khác lạ, không đúng chuẩn mực của tượng Phật.

+ Lựa chọn những pho tượng được đúc, tạc hoàn chỉnh, bề mặt xử lí tốt, không có lỗi hay nứt vỡ.

+ Khi thỉnh tượng về phòng thờ tư gia, trước hết Phật tử cần khai quang điểm nhãn cho tượng. Đây là nghi lễ bắt buộc và quan trọng bậc nhất của Phật giáo.

+ Nên đặt ban thờ tượng Bồ Tát ở khu vực có nhiều ánh sáng hướng vào

+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nơi không trang trọng như nhà bếp, nhà vệ sinh

+ Lễ vật dâng lên ban thờ Phật nên là đồ chay hoặc đơn giản chỉ là hoa tươi, nhang đèn. Đặc biệt, đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.

+ Nếu thờ tại gia, trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.

+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật thấp hơn ban thờ gia tiên.

+ Đã thờ tượng Phật tại gia thì cần phải trang nghiêm, thường xuyên lau dọn vệ sinh.

+ Đặc biệt, khi thỉnh tượng về cần Khai quang điểm nhãn tượng trước khi thờ phụng

Khai quang điểm nhãn tượng Phật là gì? Vì sao phải thực hiện?
Khai quang điểm nhãn là nghi thức "thổi linh khí" vào bức tượng Phật. Khai quang chính là việc tu tập để được cái gương trí tuệ như ánh mặt trời soi rõ mọi thứ trong thế gian. Khi ngộ được những cái này thì sẽ nhận ra mọi thứ đúng sai trong đời đều là Không. Hiểu được điều đó chúng ta mới biết được cách khai quang mặt Phật đúng.

Theo quan niệm trong Phật Giáo, chư vị Bồ Tát có ngũ nhãn và được hiểu rằng:

- Nhục nhãn: chính là trong suốt, nhìn thấu được tất cả

- Thiên nhãn: Mắt của thiên cõi trời sắc giới, vô lượng, vô hạn

- Pháp nhãn: Mắt trí tuệ, quan sát cùng tột của các pháp

- Huệ nhãn: Mắt của các vị tu tập đắc đạo, thấy được chân tướng, cứu độ chúng sanh

- Phật nhãn: Mắt của chư Phật, thông suốt vạn pháp

Khai quang không phải là hình thức mê tín. Mà nghi lễ khai quang là lễ cúng dường Phật Bồ Tát, hay nó giống như một nghi lễ khai mạc cho một bậc vĩ nhân. Nghi lễ là dịp thuyết minh cho chúng sinh hiểu rõ hơn về Đức Phật, để đại chúng thấy được hình tượng thiện lành, khởi tâm niệm Phật muốn noi theo.

Việc khai quang điểm nhãn giúp đại chúng hiểu rằng: Mọi việc trên đời này đều có nhân quả, thờ Phật, Bồ Tát không phải để cầu xin ban lộc phước. Cuộc đời con người, nếu tạo thiện nghiệp sẽ được ban quả ngọt, còn gây ra ác nghiệp ắt hẳn gieo thêm quả báo.

Khai quang cũng chính là tu tập để đạt được cái gương trí tuệ sáng rỡ soi sáng chốn nhân gian. Chính vì vậy, nghi lễ khai quang điểm nhãn chính là nhắc nhở đại chúng luôn hành trì Phật pháp, tịnh tâm để đạt đến quả vị Phật.
 

Đối tác

Top