Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Bình Dương Những người dùng suất ăn chuyên gia đã từng ăn những loại thực phẩm như thế nào?

Thu Thủy content

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/9/22
Bài viết
94
Thích
0
Điểm
6
#1
Suất ăn chuyên gia là bữa cơm được các chuyên gia tính toán kỹ lưỡng khẩu phần và đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra còn tính toán nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cũng thay đổi theo tuổi tác, giới tính và tình trạng sinh lý. Trước đây, những người đang dùng suất ăn chuyên gia như thế này cũng từng ăn qua những loại thực phẩm không tốt nên bây giờ sức khỏe của họ không được tốt như người bình thường. Vậy những loại thực phẩm đó là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!

Đồ nướng, đồ cháy có thể gây ung thư

Khi thịt (lợn, bò, gia cầm, cá…) được nướng, rán ở nhiệt độ cao trên 200 độ C một cách trực tiếp trên ngọn lửa sẽ phát sinh những hợp chất amin dị vòng là những chất được biết có khả năng gây ung thư.

Ngoài ra, khi nướng thực phẩm có chất béo thì chất này khi chảy xuống than lửa, bốc khói lên cũng sinh ra một hợp chất có nguy cơ gây ung thư khác là các Hydrocarbon thơm đa vòng.
Vì thế, nên hạn chế ăn các món ăn nướng. Nếu muốn ăn món ăn này thì khi chế biến cần chú ý:

• Không nướng trực tiếp thịt trên ngọn lửa hoặc bề mặt kim loại
• Không nướng quá lâu, có thể sơ chế qua trước khi nướng.
• Bỏ phần mỡ trước khi nướng thịt bởi phần thịt mỡ được nướng ở nhiệt độ cao sẽ hình thành các hdrocacbon thơm.
• Không ăn phần thịt bị cháy đen cũng như rửa sạch chúng nếu còn bám trên khay, vỉ nướng.

Thực phẩm hun khói

Thực phẩm hun khói benzopyrene gây ung thư, ăn nhiều dễ bị ung thư thực quản và dạ dày.

Thực phẩm chiên, rán

Làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Quá trình chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide.
Acrylamide là một chất chứa độc tính thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, mà cả đối với hệ thống sinh sản. Các loại thực phẩm có carbohydrate cao như khoai tây dễ dàng sản xuất acrylamide trong quá trình chiên rán.

Thực phẩm bị nấm mốc

Những thực phẩm như gạo, lúa mì, đậu, ngô, lạc... rất dễ ẩm mốc khi thu hái, bảo quản không tốt. Nấm mốc sẽ sản sinh ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.

Bồi bổ quá mức

Nhiều bệnh nhân ung thư, trong quá trình điều trị thể chất bị suy nhược. Vì vậy, cần tẩm bổ để tăng cường sức khỏe tuy nhiên phải hợp lý về số lượng mỗi bữa, tổng lượng mỗi ngày và chất lượng món ăn.

Việc bồi bổ quá mức các thực phẩm như thịt cá, cua biển, gà, bò, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi… trong một thời gian ngắn là không đúng.

Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được. Khi chức năng dạ dày bị suy yếu dẫn đến ăn uống kém hơn, dạ dày không kịp hồi phục dẫn đến sẽ không có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân.

Việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ, phù hợp với lứa tuổi, khẩu vị, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh thời gian người chăm sóc… của từng người bệnh.


Với bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hóa như miệng, họng, thực quản, dạ dày… thì nên bồi bổ vừa phải, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều bữa trong ngày và từ từ. Nếu cần thiết thì có thể phải can thiệp dinh dưỡng theo đường tĩnh mạch. Người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày.

Giảm ăn, kiêng ăn để "bỏ đói" khối u

Nhiều người bệnh ung thư thường truyền tai nhau kinh nghiệm không nên ăn nhiều đồ bổ dưỡng vì như vậy sẽ khiến khối u phát triển nhanh. Cần phải giảm bớt việc ăn uống, "bỏ đói" khối u.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp nhịn ăn để "bỏ đói" khối u. Hậu quả của nhịn đói là tình trạng dinh dưỡng của toàn cơ thể kém đi, thể lực giảm sút, hệ miễn dịch giảm sút dẫn tới nhiễm trùng, lâu liền vết thương… nên không thể hoàn thành điều trị chống khối u.

Duy trì dinh dưỡng đầy đủ mới là cơ sở nền tảng của việc điều trị. Người bệnh ung thư cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ: 30% thuộc về các loại hạt; 30% thức ăn từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến… 10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton )…

 

Đối tác

Top