Trong quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm với các điều kiện như sau:
Nội dung tham khảo liên quan: giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
1. Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên.
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
Được quy định tại Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010:
– Nơi bảo quản, phương tiện bảo quản có diện tích rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt. Có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn, chính xác, bảo đảm vệ sinh trong bảo quản;
– Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
– Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
Được quy định tại Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010:
– Phương tiện vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch;
– Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
– Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm. Đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tại các đô thị.
4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Được quy định tại Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010:
– Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
– Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Ngoài ra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, đã qua chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phải đảm bảo các điều kiện như trên.
Nội dung tham khảo liên quan: giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
1. Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên.
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
Được quy định tại Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010:
– Nơi bảo quản, phương tiện bảo quản có diện tích rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt. Có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn, chính xác, bảo đảm vệ sinh trong bảo quản;
– Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
– Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
Được quy định tại Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010:
– Phương tiện vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch;
– Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
– Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm. Đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tại các đô thị.
4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Được quy định tại Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010:
– Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
– Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Ngoài ra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, đã qua chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phải đảm bảo các điều kiện như trên.