Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Những quy tắc trong ngành quản trị kinh doanh

thinhname

Thành viên cấp 1
Tham gia
1/8/20
Bài viết
238
Thích
0
Điểm
16
#1



Nhiều bạn muốn lựa chọn học ngành Quản trị kinh doanh và đi làm. Nhưng không biết là nó có phù hợp hay có thể cho mình một con đường tiến bước ổn định trong tương lai hay không, thì trong bài viết này mình sẽ liệt kê những điều quan trọng nhất trong ngành QTKD cho bạn để bạn có thể tham khảo xem, nó có phù hợp với mình hay không? Vậy giờ ta cùng bắt đầu nhá.







1.Quản trị kinh doanh là gì?



Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị.





2.Công việc của Quản trị kinh doanh

-Quản trị kinh doanh bao gồm việc thực hiện hoặc quản lý hoạt động kinh doanh và ra quyết định cũng như tổ chức hiệu quả con người và các nguồn lực khác để chỉ đạo các hoạt động hướng tới các mục tiêu chung. Nói chung, quản trị đề cập đến chức năng quản lý rộng hơn, bao gồm các dịch vụ tài chính, nhân sự và dịch vụ MIS có liên quan.

-Một quản trị viên doanh nghiệp sẽ là người giám sát doanh nghiệp và hoạt động của nó. Nhiệm vụ nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đạt được mục tiêu và được tổ chức và quản lý hợp lý. Nhiệm vụ của một người trong vị trí này rất đa dạng và thường xuyên bao gồm đảm bảo rằng các nhân viên phù hợp được tuyển dụng và đào tạo phù hợp, lập kế hoạch cho sự thành công của doanh nghiệp và giám sát hoạt động hàng ngày. Khi thay đổi tổ chức là cần thiết, một người ở vị trí này cũng thường là người dẫn đường. Trong một số trường hợp, người khởi sự hoặc sở hữu kinh doanh là quản trị viên của nó, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, vì đôi khi một công ty thuê một cá nhân khác làm quản lý.







2.1 Cách thức hoạt động của QTKD



Người có chức danh "quản trị viên kinh doanh" về cơ bản hoạt động như người quản lý của công ty và của những người quản lý khác. Một người như vậy giám sát những người có vị trí quản lý để đảm bảo rằng họ tuân theo chính sách của công ty và hướng đến mục tiêu của công ty một cách hiệu quả nhất.



Ví dụ, các quản trị viên kinh doanh có thể làm việc với các nhà quản lý các phòng ban nhân sự, sản xuất, tài chính, kế toán và tiếp thị để đảm bảo rằng họ hoạt động tốt và đang làm việc phù hợp với mục đích và mục đích của công ty. Ngoài ra, họ có thể tương tác với những người bên ngoài công ty, chẳng hạn như đối tác kinh doanh và nhà cung cấp.



2.2 Chức năng của quản trị kinh doanh



+Hoạch định



Trong bốn cốt lõi của quản trị, thành tố Hoạch Định Chiến Lược đóng vai trò quyết định.



Bởi vì chiến lược là con đường, đi sai đường thì tổ chức chắc chắn là không thể tồn tại được. Còn nếu chiến lược đúng, mà ba cốt lõi kia làm chưa tốt, thì vẫn có thể đến đích được, chỉ có điều là nó sẽ chậm hơn mà thôi.



+Các cấp chiến lược



Có tất thảy 3 cấp chiến lược cần phải hoạch định bao gồm:



a. Chiến lược cấp công ty

b. Chiến lược cấp kinh doanh (chiến lược cạnh tranh)

c. Chiến lược chức năng

+Quy trình hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là một quy trình đi qua ba giai đoạn như sau



a. Định vi nguồn lực

b. Xác định mục tiêu

c. Xây dựng phương án xây dựng mục tiêu

+Tổ chức thực hiện

+Điều khiển chỉ huy

+Kiểm tra và giám sát

+Điều chỉnh







3.Vai trò của chuyên viên quản trị kinh doanh đói với doanh nghiệp?

+Vai trò quan hệ

+Vai trò thông tin

+Vai trò ra quyết định





4.Mức lương của chuyên viên quản trị kinh doanh

Để bạn có cái nhìn tổng quan khi trả lời câu hỏi: “Mức lương của ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu ?“. Chúng tôi đã tổng hợp mức lương tại một số vị trí như sau:



Thử việc: Dưới 3 triệu



Nhân viên kinh doanh: Trung bình 5 – 7 triệu, biên độ dao động lương lớn do có hoa hồng cao



Chuyên viên: từ 8 – 15 triệu



Trưởng phòng: Từ 10 – 20 triệu



Giám đốc: Lương phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, mức trung bình thường trên 20 triệu







5.Các nhánh khác của Quản trị kinh doanh.



Đối với ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường các bạn sẽ làm trong những lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, quản lý sản xuất, quản trị Marketing, quản trị chuỗi cung ứng,…

Hay cụ thể hơn là các vị trí: các chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán, thăng tiến trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty, tự thành lập và điều hành công ty riêng, trở thành giảng viên ngành quản trị kinh doanh cho các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp.





6.Tổng kết

Vậy mình đã liệt kê ra những điều cần thiết về quản trị kinh doanh, những thông tin trên mình tin sẽ cho bạn biết rõ xem đây có phải là ngành nghề phù hợp với mình hay không.



Cảm ơn bạn đã xem và chúc bạn thành công.
 

Đối tác

Top