Dị ứng với đậu phộng nói riêng và các loại thực phẩm chế biến từ các loại hạt khác nói chung đang gia tăng. Ở Mỹ, hơn 2% người dân dị ứng với đậu phộng, con số này đã tăng khoảng 400% kể từ năm 1997. Và phản ứng dị ứng với đậu phộng và các loại hạt cây khác có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất xảy ra khi dị ứng với các loại hạt là tình trạng sốc phản vệ.
Vào năm 2000, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ nên tránh cho trẻ sơ sinh ăn các loại hạt cho đến khi trẻ 3 tuổi. Vào năm 2008, các nguyên tắc trên đã được cập nhật lại khi khẳng định rằng không có đủ bằng chứng cho thấy việc tránh một số loại thực phẩm, như các loại hạt, trong những năm đầu có thể ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Nhưng học viện cũng không xác nhận chính xác ý tưởng giới thiệu sớm những loại thực phẩm này. Và những cuốn sách dành cho trẻ em, như bộ sách nổi tiếng What to Expect, vẫn khuyên cha mẹ nên bỏ đậu phộng, trứng và sữa ra khỏi thực đơn của bé ít nhất trong năm đầu tiên.
Một số chuyên gia nói rằng lời khuyên đó là sai. Tiến sĩ Rebecca Gruchala giám đốc Khoa Dị ứng và Miễn dịch học tại Trung tâm Y tế Tây Nam Đại học Texas, ở Dallas cho biết: “Chúng tôi có thể đã góp phần gây ra tình trạng dị ứng đậu phộng vì các hướng dẫn được viết vào năm 2000”. Gruchala đã viết một bài xã luận về nghiên cứu mới nhưng không tham gia vào nghiên cứu. Bà nói: “Không những chúng ta không cần phải trì hoãn mà còn thực sự cần giới thiệu sớm những món ăn chế biến từ các loại hạt cho những trẻ có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng.
Vào năm 2000, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ nên tránh cho trẻ sơ sinh ăn các loại hạt cho đến khi trẻ 3 tuổi. Vào năm 2008, các nguyên tắc trên đã được cập nhật lại khi khẳng định rằng không có đủ bằng chứng cho thấy việc tránh một số loại thực phẩm, như các loại hạt, trong những năm đầu có thể ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Nhưng học viện cũng không xác nhận chính xác ý tưởng giới thiệu sớm những loại thực phẩm này. Và những cuốn sách dành cho trẻ em, như bộ sách nổi tiếng What to Expect, vẫn khuyên cha mẹ nên bỏ đậu phộng, trứng và sữa ra khỏi thực đơn của bé ít nhất trong năm đầu tiên.
Một số chuyên gia nói rằng lời khuyên đó là sai. Tiến sĩ Rebecca Gruchala giám đốc Khoa Dị ứng và Miễn dịch học tại Trung tâm Y tế Tây Nam Đại học Texas, ở Dallas cho biết: “Chúng tôi có thể đã góp phần gây ra tình trạng dị ứng đậu phộng vì các hướng dẫn được viết vào năm 2000”. Gruchala đã viết một bài xã luận về nghiên cứu mới nhưng không tham gia vào nghiên cứu. Bà nói: “Không những chúng ta không cần phải trì hoãn mà còn thực sự cần giới thiệu sớm những món ăn chế biến từ các loại hạt cho những trẻ có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng.
Bạn muốn thêm xem thêm các bài viết khác, xem ngay các bài viết khác TẠI ĐÂY