- Tham gia
- 8/4/19
- Bài viết
- 6
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Trong năm 2019, những dòng xe nào cần phải gắn thiết bị định vị ô tô giá rẻ? Sản phẩm này cần đạt chuẩn gì, lắp đặt và duy trì ra sao? Những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thiết bị định vị ô tô là sản phẩm điện tử, lắp đặt trực tiếp trên xe để thu thập các thông tin về phương tiện và người lái như vị trí, vận tốc, quãng đường, lộ trình di chuyển, thời gian lái xe. Thiết bị này hoạt động dựa trên sóng gps và gsm, tối ưu hóa bằng các phương pháp đo lường hiện đại nhất nên cho độ chính xác cao. Trên một số dòng xe cao cấp, sản phẩm này được thiết kế mặc định ngay từ đầu. Ở phân khúc xe hạng trung, sản phẩm này thường được lắp thêm tùy nhu cầu của người dùng.
Hiệu quả của thiết bị định vị ô tô năm 2019
Không phải ngẫu nhiên mà các dòng gps cho ô tô càng ngày càng phổ biến, không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Trong xu thế công nghệ hóa, hiện đại hóa ngành giao thông vận tải, ứng dụng này được đánh giá cao bởi dễ sử dụng và mang lại hiệu quả quản lý rõ rệt.
Với chủ xe, dù là cá nhân hay doanh nghiệp, việc lắp gps sẽ giúp người dùng nắm rõ các thông tin như xe đang ở đâu, lộ trình di chuyển như thế nào, ai là người cầm lái,… Trong trường hợp cho thuê xe, điều này cực kỳ cần thiết, nhất là trong bối cảnh xuất hiện nhiều đối tượng lợi dụng đi thuê xe hoặc lái xe thuê để tìm cách trộm cắp ô tô. Thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đưa tin rất nhiều về các cá nhân, băng nhóm lái xe thuê hoặc đi thuê xe tự lái tìm cách làm giả giấy tờ rồi đi cầm cố hoặc bán lại xe. Điển hình như sự việc xảy ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 5/12 vừa qua. Giao chiếc xe tải 61L-6438 cho nhân viên lái, đến một ngày chủ xe bất ngờ phát hiện xe đã không cánh mà bay. Nhờ có định vị gắn trên xe, người đàn ông đã phối hợp cùng cơ quan chức năng truy tìm được dấu vết của phương tiện, lấy lại tài sản bị trộm. Trước đó, vào ngày 3/12, cơ quan điều tra Gia Lai đã trao trả 2 xe 29A-350.31, 29A-281.07 bị trộm cắp cho chủ. Đây là 2 chiếc xe cho thuê, được ông chủ cẩn thận gắn định vị gps ngay từ đầu. Khi phát hiện người thuê xe có hoạt động bất thường, chủ xe đã theo dõi và báo cơ quan chức năng, phát hiện 2 xe đang ở tiệm cầm đồ.
Đối với cơ quan chức năng, các dữ liệu thu được từ hệ thống gps sẽ là cơ sở quan trọng để địa phương phạt nguội các cá nhân, doanh nghiệp thường xuyên vi phạm. Trong trường hợp không may xe xảy ra va chạm hay tai nạn, đây là cơ sở quan trọng để cơ quan công an truy tìm nguyên nhân vụ việc, xử lý đúng người đúng tội. Những dữ liệu này cũng giúp các nhà quản lý có góc nhìn chuẩn xác về tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương, góp phần đưa ra các quy định, chính sách hợp tình hợp lý.
Những xe cần lắp thiết bị định vị ô tô năm 2019
Nhận thấy những hiệu quả thiết thực của thiết bị định vị ô tô đối với công tác quản lý, nhiều chủ xe ở nước ta đã chủ động trang bị sản phẩm này cho đội xe từ những năm 2000. Và đến năm 2011, quy định bắt buộc gắn gps trên một số dòng xe chính thức được áp dụng. Năm 2019, các đối tượng lắp đặt định vị dần được mở rộng. Hiện nay, hầu hết các dòng xe kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách đều phải gắn sản phẩm này.
Cụ thể, NĐ 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định các nhóm xe sau cần gắn gps:
- Xe vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển khách du lịch, vận tải hàng hóa bằng container;
- Xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa (mọi trọng tải thiết kế).
Thiết bị gps gắn trên xe phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Sản phẩm này cũng phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
Những loại xe kể trên cần gắn định vị đúng chuẩn Bộ GTVT và Bộ TTTT mới đủ điều kiện đăng kiểm và xin cấp phù hiệu.
Năm 2019, xe không lắp thiết bị định vị ô tô bị phạt thế nào?
Ngoài phạt hành chính, các xe không lắp thiết bị định vị ô tô hợp chuẩn đúng quy định có thể bị tước phù hiệu hoặc từ chối đăng kiểm (tùy mức độ vi phạm). Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
Khoản 4, điều 38 của NĐ số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định. Khoản 3, điều 24 của nghị định 46 cũng quy định rằng: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.”
Mức xử phạt hành chính này khá nặng, mang tính chất răn đe cao đối với cả người lái và chủ xe. Do đó, các chủ phương tiện trong nhóm cần lắp gps nên chú ý để lắp định vị và duy trì hoạt động thiết bị theo đúng quy chuẩn của Bộ GTVT.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về việc gắn thiết bị định vị ô tô năm 2019. Các chủ xe kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách nên nắm rõ quy định để vừa tránh bị xử phạt, vừa khai thác tốt dữ liệu gps, phục vụ tốt công tác quản lý.
LIÊN HỆ VIỆT TECH GPS
HÀ NỘI
Số 9, Ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0975 883 811 - 0902 247 699
HỒ CHÍ MINH
Số 22C, Ngô Đức Kế, P.12, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Hotline: 0906 274 489 - 0902 247 699
Nguồn: viettechgps.com/ly-do-nen-lap-thiet-bi-dinh-vi-o-to-sieu-nho-gon-cho-xe/
Thiết bị định vị ô tô là sản phẩm điện tử, lắp đặt trực tiếp trên xe để thu thập các thông tin về phương tiện và người lái như vị trí, vận tốc, quãng đường, lộ trình di chuyển, thời gian lái xe. Thiết bị này hoạt động dựa trên sóng gps và gsm, tối ưu hóa bằng các phương pháp đo lường hiện đại nhất nên cho độ chính xác cao. Trên một số dòng xe cao cấp, sản phẩm này được thiết kế mặc định ngay từ đầu. Ở phân khúc xe hạng trung, sản phẩm này thường được lắp thêm tùy nhu cầu của người dùng.
Hiệu quả của thiết bị định vị ô tô năm 2019
Không phải ngẫu nhiên mà các dòng gps cho ô tô càng ngày càng phổ biến, không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Trong xu thế công nghệ hóa, hiện đại hóa ngành giao thông vận tải, ứng dụng này được đánh giá cao bởi dễ sử dụng và mang lại hiệu quả quản lý rõ rệt.
Với chủ xe, dù là cá nhân hay doanh nghiệp, việc lắp gps sẽ giúp người dùng nắm rõ các thông tin như xe đang ở đâu, lộ trình di chuyển như thế nào, ai là người cầm lái,… Trong trường hợp cho thuê xe, điều này cực kỳ cần thiết, nhất là trong bối cảnh xuất hiện nhiều đối tượng lợi dụng đi thuê xe hoặc lái xe thuê để tìm cách trộm cắp ô tô. Thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đưa tin rất nhiều về các cá nhân, băng nhóm lái xe thuê hoặc đi thuê xe tự lái tìm cách làm giả giấy tờ rồi đi cầm cố hoặc bán lại xe. Điển hình như sự việc xảy ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 5/12 vừa qua. Giao chiếc xe tải 61L-6438 cho nhân viên lái, đến một ngày chủ xe bất ngờ phát hiện xe đã không cánh mà bay. Nhờ có định vị gắn trên xe, người đàn ông đã phối hợp cùng cơ quan chức năng truy tìm được dấu vết của phương tiện, lấy lại tài sản bị trộm. Trước đó, vào ngày 3/12, cơ quan điều tra Gia Lai đã trao trả 2 xe 29A-350.31, 29A-281.07 bị trộm cắp cho chủ. Đây là 2 chiếc xe cho thuê, được ông chủ cẩn thận gắn định vị gps ngay từ đầu. Khi phát hiện người thuê xe có hoạt động bất thường, chủ xe đã theo dõi và báo cơ quan chức năng, phát hiện 2 xe đang ở tiệm cầm đồ.
Đối với cơ quan chức năng, các dữ liệu thu được từ hệ thống gps sẽ là cơ sở quan trọng để địa phương phạt nguội các cá nhân, doanh nghiệp thường xuyên vi phạm. Trong trường hợp không may xe xảy ra va chạm hay tai nạn, đây là cơ sở quan trọng để cơ quan công an truy tìm nguyên nhân vụ việc, xử lý đúng người đúng tội. Những dữ liệu này cũng giúp các nhà quản lý có góc nhìn chuẩn xác về tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương, góp phần đưa ra các quy định, chính sách hợp tình hợp lý.
Những xe cần lắp thiết bị định vị ô tô năm 2019
Nhận thấy những hiệu quả thiết thực của thiết bị định vị ô tô đối với công tác quản lý, nhiều chủ xe ở nước ta đã chủ động trang bị sản phẩm này cho đội xe từ những năm 2000. Và đến năm 2011, quy định bắt buộc gắn gps trên một số dòng xe chính thức được áp dụng. Năm 2019, các đối tượng lắp đặt định vị dần được mở rộng. Hiện nay, hầu hết các dòng xe kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách đều phải gắn sản phẩm này.
Cụ thể, NĐ 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định các nhóm xe sau cần gắn gps:
- Xe vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển khách du lịch, vận tải hàng hóa bằng container;
- Xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa (mọi trọng tải thiết kế).
Thiết bị gps gắn trên xe phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Sản phẩm này cũng phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
Những loại xe kể trên cần gắn định vị đúng chuẩn Bộ GTVT và Bộ TTTT mới đủ điều kiện đăng kiểm và xin cấp phù hiệu.
Năm 2019, xe không lắp thiết bị định vị ô tô bị phạt thế nào?
Ngoài phạt hành chính, các xe không lắp thiết bị định vị ô tô hợp chuẩn đúng quy định có thể bị tước phù hiệu hoặc từ chối đăng kiểm (tùy mức độ vi phạm). Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
Khoản 4, điều 38 của NĐ số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định. Khoản 3, điều 24 của nghị định 46 cũng quy định rằng: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.”
Mức xử phạt hành chính này khá nặng, mang tính chất răn đe cao đối với cả người lái và chủ xe. Do đó, các chủ phương tiện trong nhóm cần lắp gps nên chú ý để lắp định vị và duy trì hoạt động thiết bị theo đúng quy chuẩn của Bộ GTVT.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về việc gắn thiết bị định vị ô tô năm 2019. Các chủ xe kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách nên nắm rõ quy định để vừa tránh bị xử phạt, vừa khai thác tốt dữ liệu gps, phục vụ tốt công tác quản lý.
LIÊN HỆ VIỆT TECH GPS
HÀ NỘI
Số 9, Ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0975 883 811 - 0902 247 699
HỒ CHÍ MINH
Số 22C, Ngô Đức Kế, P.12, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Hotline: 0906 274 489 - 0902 247 699
Nguồn: viettechgps.com/ly-do-nen-lap-thiet-bi-dinh-vi-o-to-sieu-nho-gon-cho-xe/