- Tham gia
- 4/9/21
- Bài viết
- 22
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Căn cứ vào TCVN ISO 26000:2013, tiêu chuẩn ISO 26000 bao gồm các nội dung chính sau:
1. Khoản 1: Phạm vi
Tiêu chuẩn cung cấp các hướng dẫn về:
Khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội.
Nguyên tắc và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Những chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội.
Việc tích hợp, thực thi và thúc đẩy hành vi trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức và thông qua các chính sách và thực hành của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức.
Việc nhận biết và sự gắn kết với các bên liên quan.
Truyền đạt các cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.
2. Khoản 2: Thuật ngữ và định nghĩa
3. Khoản 3: Hiểu biết về trách nhiệm xã hội
Trình bày nền tảng lịch sử ra đời trách nhiệm xã hội của tổ chức
Xu hướng hiện tại về trách nhiệm xã hội
Đặc điểm của trách nhiệm xã hội bao gồm các nội dung: khái quát chung, mong muốn của xã hội, vai trò của các bên liên quan đối với trách nhiệm xã hội, việc tích hợp trách nhiệm xã hội vào hệ thống, mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững, nhà nước và trách nhiệm xã hội
4. Khoản 4: Nguyên tắc trách nhiệm xã hội
Khoản 4 đề cập tới bảy nguyên tắc trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm giải trình: Tổ chức cần chịu trách nhiệm về những tác động của mình đối với xã hội, nền kinh tế và môi trường. Người quản lý phải đáp ứng những quyền lợi chủ đạo của tổ chức và buộc tổ chức phải chịu trách nhiệm trước cơ quan luật pháp về các luật và quy định
Tính minh bạch: Tổ chức cần minh bạch trong các quyết định và hoạt động có tác động đến xã hội và môi trường. Tổ chức cần công khai các chính sách, quyết định và hoạt động thuộc trách nhiệm của tổ chức, bao gồm cả những tác động biết trước và có thể có đối với xã hội và môi trường một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ, ở mức độ hợp lý và trọn vẹn.
Hành vi đạo đức: Tổ chức cần phải luôn ứng xử có đạo đức. Hành vi của tổ chức cần dựa trên các nguyên tắc trung thực, công bằng và nhất quán. Những giá trị này hàm ý mối quan tâm đối với con người, động vật và môi trường cũng như cam kết điều chỉnh tác động của các hoạt động và quyết định của tổ chức tới lợi ích của các bên liên quan.
Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan: Tổ chức cần tôn trọng, xem xét và đáp ứng quyền lợi của các bên liên quan.
Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền: Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền là bắt buộc. Tổ chức cần thực hiện các bước để nhận thức về các luật và quy định áp dụng, để thông tin cho mọi người trong tổ chức về nghĩa vụ của họ trong việc tuân thủ và thực hiện các biện pháp tuân thủ luật pháp.
Tôn trọng chuẩn mực ứng xử quốc tế: Tổ chức cần tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế, trong khi vẫn gắn với nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc pháp quyền.
Tôn trọng quyền con người: Tổ chức cần tôn trọng quyền con người và nhận thức về tầm quan trọng cũng như tính chất chung của nó.
5. Khoản 5: Thừa nhận trách nhiệm xã hội và gắn kết với các bên liên quan
Thừa nhận trách nhiệm xã hội: Tác động, quyền lợi và mong đợi giữa tổ chức và xã hội, giữa tổ chức và các bên liên quan, giữa các bên liên quan và xã hội; Thừa nhận các chủ đề cốt lõi và vấn đề liên quan của trách nhiệm xã hội; Trách nhiệm xã hội và phạm vi ảnh hưởng của tổ chức.
Xác định và gắn kết với các bên liên quan.
6. Khoản 6: Hướng dẫn về các chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội
Điều hành tổ chức, Quyền con người, Thực hành lao động, Môi trường, Thực tiễn hoạt động công bằng, Vấn đề người tiêu dùng, Sự tham gia và phát triển của cộng đồng
7. Khoản 7: Hướng dẫn kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức
Mối quan hệ giữa đặc điểm của tổ chức với trách nhiệm xã hội.
Hiểu biết về trách nhiệm xã hội của tổ chức: Nỗ lực thích đáng; Xác định sự liên quan và ý nghĩa của các chủ đề cốt lõi và các vấn đề đối với tổ chức; Phạm vi ảnh hưởng của tổ chức; Thiết lập các ưu tiên để giải quyết các vấn đề.
Thực hành kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức (Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực trách nhiệm xã hội; Thiết lập định hướng của tổ chức về trách nhiệm xã hội; Xây dựng trách nhiệm xã hội trong việc điều hành, hệ thống và thủ tục của tổ chức.
Trao đổi thông tin về trách nhiệm xã hội: Vai trò của trao đổi trong tin trong trách nhiệm xã hội; Đặc điểm của thông tin liên quan tới trách nhiệm xã hội; Các loại hình trao đổi thông tin về trách nhiệm xã hội; Đối thoại với bên liên quan trong trao đổi thông tin về trách nhiệm xã hội.
Nâng cao uy tín về trách nhiệm xã hội: Phương pháp nâng cao uy tín; Nâng cao sự tin cậy của báo cáo và tuyên bố về trách nhiệm xã hội; Giải quyết xung đột hay bất đồng giữa tổ chức và các bên liên quan.
Xem xét và cải tiến hành động và thực hành trách nhiệm xã hội của tổ chức: Theo dõi các hoạt động về trách nhiệm xã hội; Xem xét tiến trình và việc thực hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức; Tăng cường độ tin cậy của việc thu thập và quản lý dữ liệu và thông tin; Cải tiến việc thực hiện.
Các sáng kiến tự nguyện về trách nhiệm xã hội.
8. Phụ lục A: Ví dụ về các sáng kiến tự nguyện và công cụ cho trách nhiệm xã hội
Trình bày một danh sách không đầy đủ hơn 100 sáng kiến và công cụ tự nguyện liên quan đến trách nhiệm xã hội nhằm giải quyết các khía cạnh của một hoặc nhiều chủ đề chính hoặc sự tích hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức
9. Phụ lục B: Các thuật ngữ viết tắt
Chứa các thuật ngữ viết tắt được sử dụng trong tiêu chuẩn này.
10. Thư mục
Viện dẫn các công cụ quốc tế được coi là nguồn khuyến nghị chính thức trong tiêu chuẩn này.
1. Khoản 1: Phạm vi
Tiêu chuẩn cung cấp các hướng dẫn về:
Khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội.
Nguyên tắc và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Những chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội.
Việc tích hợp, thực thi và thúc đẩy hành vi trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức và thông qua các chính sách và thực hành của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức.
Việc nhận biết và sự gắn kết với các bên liên quan.
Truyền đạt các cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.
2. Khoản 2: Thuật ngữ và định nghĩa
3. Khoản 3: Hiểu biết về trách nhiệm xã hội
Trình bày nền tảng lịch sử ra đời trách nhiệm xã hội của tổ chức
Xu hướng hiện tại về trách nhiệm xã hội
Đặc điểm của trách nhiệm xã hội bao gồm các nội dung: khái quát chung, mong muốn của xã hội, vai trò của các bên liên quan đối với trách nhiệm xã hội, việc tích hợp trách nhiệm xã hội vào hệ thống, mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững, nhà nước và trách nhiệm xã hội
4. Khoản 4: Nguyên tắc trách nhiệm xã hội
Khoản 4 đề cập tới bảy nguyên tắc trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm giải trình: Tổ chức cần chịu trách nhiệm về những tác động của mình đối với xã hội, nền kinh tế và môi trường. Người quản lý phải đáp ứng những quyền lợi chủ đạo của tổ chức và buộc tổ chức phải chịu trách nhiệm trước cơ quan luật pháp về các luật và quy định
Tính minh bạch: Tổ chức cần minh bạch trong các quyết định và hoạt động có tác động đến xã hội và môi trường. Tổ chức cần công khai các chính sách, quyết định và hoạt động thuộc trách nhiệm của tổ chức, bao gồm cả những tác động biết trước và có thể có đối với xã hội và môi trường một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ, ở mức độ hợp lý và trọn vẹn.
Hành vi đạo đức: Tổ chức cần phải luôn ứng xử có đạo đức. Hành vi của tổ chức cần dựa trên các nguyên tắc trung thực, công bằng và nhất quán. Những giá trị này hàm ý mối quan tâm đối với con người, động vật và môi trường cũng như cam kết điều chỉnh tác động của các hoạt động và quyết định của tổ chức tới lợi ích của các bên liên quan.
Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan: Tổ chức cần tôn trọng, xem xét và đáp ứng quyền lợi của các bên liên quan.
Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền: Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền là bắt buộc. Tổ chức cần thực hiện các bước để nhận thức về các luật và quy định áp dụng, để thông tin cho mọi người trong tổ chức về nghĩa vụ của họ trong việc tuân thủ và thực hiện các biện pháp tuân thủ luật pháp.
Tôn trọng chuẩn mực ứng xử quốc tế: Tổ chức cần tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế, trong khi vẫn gắn với nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc pháp quyền.
Tôn trọng quyền con người: Tổ chức cần tôn trọng quyền con người và nhận thức về tầm quan trọng cũng như tính chất chung của nó.
5. Khoản 5: Thừa nhận trách nhiệm xã hội và gắn kết với các bên liên quan
Thừa nhận trách nhiệm xã hội: Tác động, quyền lợi và mong đợi giữa tổ chức và xã hội, giữa tổ chức và các bên liên quan, giữa các bên liên quan và xã hội; Thừa nhận các chủ đề cốt lõi và vấn đề liên quan của trách nhiệm xã hội; Trách nhiệm xã hội và phạm vi ảnh hưởng của tổ chức.
Xác định và gắn kết với các bên liên quan.
6. Khoản 6: Hướng dẫn về các chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội
Điều hành tổ chức, Quyền con người, Thực hành lao động, Môi trường, Thực tiễn hoạt động công bằng, Vấn đề người tiêu dùng, Sự tham gia và phát triển của cộng đồng
7. Khoản 7: Hướng dẫn kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức
Mối quan hệ giữa đặc điểm của tổ chức với trách nhiệm xã hội.
Hiểu biết về trách nhiệm xã hội của tổ chức: Nỗ lực thích đáng; Xác định sự liên quan và ý nghĩa của các chủ đề cốt lõi và các vấn đề đối với tổ chức; Phạm vi ảnh hưởng của tổ chức; Thiết lập các ưu tiên để giải quyết các vấn đề.
Thực hành kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức (Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực trách nhiệm xã hội; Thiết lập định hướng của tổ chức về trách nhiệm xã hội; Xây dựng trách nhiệm xã hội trong việc điều hành, hệ thống và thủ tục của tổ chức.
Trao đổi thông tin về trách nhiệm xã hội: Vai trò của trao đổi trong tin trong trách nhiệm xã hội; Đặc điểm của thông tin liên quan tới trách nhiệm xã hội; Các loại hình trao đổi thông tin về trách nhiệm xã hội; Đối thoại với bên liên quan trong trao đổi thông tin về trách nhiệm xã hội.
Nâng cao uy tín về trách nhiệm xã hội: Phương pháp nâng cao uy tín; Nâng cao sự tin cậy của báo cáo và tuyên bố về trách nhiệm xã hội; Giải quyết xung đột hay bất đồng giữa tổ chức và các bên liên quan.
Xem xét và cải tiến hành động và thực hành trách nhiệm xã hội của tổ chức: Theo dõi các hoạt động về trách nhiệm xã hội; Xem xét tiến trình và việc thực hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức; Tăng cường độ tin cậy của việc thu thập và quản lý dữ liệu và thông tin; Cải tiến việc thực hiện.
Các sáng kiến tự nguyện về trách nhiệm xã hội.
8. Phụ lục A: Ví dụ về các sáng kiến tự nguyện và công cụ cho trách nhiệm xã hội
Trình bày một danh sách không đầy đủ hơn 100 sáng kiến và công cụ tự nguyện liên quan đến trách nhiệm xã hội nhằm giải quyết các khía cạnh của một hoặc nhiều chủ đề chính hoặc sự tích hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức
9. Phụ lục B: Các thuật ngữ viết tắt
Chứa các thuật ngữ viết tắt được sử dụng trong tiêu chuẩn này.
10. Thư mục
Viện dẫn các công cụ quốc tế được coi là nguồn khuyến nghị chính thức trong tiêu chuẩn này.