Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Nội thất cổ điển - Hơi thở đầy nghệ thuật đến từ châu Âu

viet anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/1/19
Bài viết
1,409
Thích
0
Điểm
36
#1
Sự cầu kỳ, hoa mĩ và phức tạp từ các tiểu tiết nhỏ đã tạo nên thương hiệu cho nội thất cổ điển. Phong cách nội thất này thịnh hành trong nhiều năm liền, trở thành biểu tượng cho giới thượng lưu và những người yêu nghệ thuật. Nếu bạn yêu thích và có ý định thiết kế nội thất cổ điển cho ngôi nhà tương lai của mình thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về phong cách nội thất cổ điển

Dành cho những ai chưa biết phong cách cổ điển là gì thì đây là cách bày trí không gian dựa theo cảm hứng kiến trúc La Mã và Hy Lạp cùng chủ nghĩa nghệ thuật châu Âu thế kỉ XVII. Cụ thể, các món đồ nội thất cổ điển được cho là tuân theo các yêu cầu khắt khe, nhiều tiêu chí nghiêm ngặt của Hy Lạp cổ đại. Người ta yêu cầu đồ nội thất phải hoàn hảo, tinh vi đến từng chi tiết, thậm chí chúng phải tuân theo tỉ lệ vàng nổi tiếng.

Sau khi người châu Âu được truyền cảm hứng từ các nền văn hóa cũ, bản thân họ lại tiếp tục sáng tạo ra trường phái nghệ thuật cổ điển. Họ thể hiện quan điểm ở các lĩnh vực văn học, âm nhạc và kiến trúc. Trọng tâm của trường phái này là vẻ đẹp tinh tế, mang hơi thở đương đại của khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến thể kỉ XIX và nổi bật hơn cả là tính đối xứng.


Phong cách nội thất cổ điển lấy cảm hứng từ Hy Lạp, La Mã cổ đại và
phát triển trong trào lưu nghệ thuật cổ điển châu Âu


Có thể nói nội thất cổ điển là phong cách kiến trúc đã thống trị châu Âu trong nhiều thế kỷ từ khi ra đời đến nơi. Hầu hết đối tượng sử dụng phong cách này trong không gian sinh hoạt là tầng lớp hoàng gia và quý tộc hoặc thương nhân giàu có.

Tại mỗi quốc gia phong cách này lại được phát triển thêm và mang dáng dấp riêng. Ví dụ như nội thất cổ điển Pháp đặc trưng bởi vẻ rực rỡ, lộng lẫy, tinh tế và xa hoa nhưng nội thất phong cách này tại Anh lại mang vẻ hài hòa, có sự gắn kết chặt chẽ. Đặc trưng của phong cách cổ điển Nga lại là nét cao quý, sang trọng, tiết chế.

Đến ngày nay khi phong cách cổ điển đã du nhập vào Việt Nam thì kiến trúc nhà ở đại diện là sự hoành tráng, đồ sộ, chi tiết hoa mỹ, chỉn chu. Các nguyên tắc thiết kế chính xoay quanh sự cân bằng, hài hòa và đối xứng. Đường nét xuất hiện chính trong nhiều không gian ở có phong cách này là các đường vòng cung, chạm trổ hoa văn công phu, cầu kỳ, cổ kính nhưng chau chuốt và lạ mắt. Nhiều kĩ thuật như dát vàng, dát bạc hoặc phào chỉ trang trí được tận dụng một cách tối đa.

2. Điều gì làm nên đặc trưng của nội thất cổ điển?
Phong cách nội thất cổ điển châu Âu được đặc trưng bởi từng chi tiết nhỏ nhất cấu thành không gian lớn nói chung. Để các gia chủ có thể tiện tham khảo và theo dõi, chúng tôi sẽ liệt kê các đặc trưng này theo từng tiêu chí lớn. Một món đồ mang hơi hướng phong cách cổ điển có thể có một hoặc một vài đặc trưng dưới đây chứ không bắt buộc phải có tất cả.

Chất liệu, vật liệu của nội thất cổ điển
Phong cách cổ điển châu Âu hướng đến phong cách và các trường phái nghệ thuật đã có từ nhiều thế kỉ trước nên sẽ mang đậm hơi thở thời gian, có tính chất cầu kì và tinh xảo. Các vật liệu thông thường ít khi làm toát lên được đầy đủ các tiêu chí nêu trên. Thay vào đó người ta gần như phải mô phỏng sát nhất vật liệu của các món nội thất giới quý tộc thời trước dùng để đảm bảo tính chính xác trong thiết kế.

Vật liệu chính được giới quý tộc, thượng lưu châu Âu sử dụng chính là các vật liệu cao cấp, thượng hạng như gỗ, đá, nỉ và da. Gỗ phải được chế tác tỉ mỉ và có độ bóng đặc trưng. Các tấm da sử dụng làm nội thất phải có màu sắc tươi sáng, sờ vào mềm mại, mát tay. Ngoài ra, vải dệt hay dạng nỉ ngày nay cũng được đánh giá cao và ứng dụng rộng rãi trong nội thất cổ điển.


Gỗ và nỉ là hai vật liệu phổ biến nhất trong không gian mang phong cách cổ điển


Bên cạnh các loại vật liệu cơ bản vừa rồi thì không gian cổ điển không thể thiếu đi các điểm nhấn mang phong cách hoàng gia, đẳng cấp và quý tộc. Nhiều món đồ trang trí trong phòng được làm từ pha lê, kim loại như đồng, bạc, vàng. Đôi khi nghệ nhân có thể sử dụng phương thức mạ để làm sáng các món đồ trang trí và khiến việc khai thác tính năng sử dụng thực tiễn của sản phẩm được thuận lợi hơn.

Chi tiết trang trí
Một trong những đặc điểm lớn của các mẫu nội thất cổ điển chính là có chi tiết trang trí cầu kỳ, thể hiện mắt thẩm mỹ cũng như khả năng cảm nhận nghệ thuật ở tầm cao. Đường nét sang trong, lộng lẫy của phong cách nội thất này được tạc nên từ đường lượn mềm mại, nét uốn quý phái, các đường bo cong duyên dáng. Hầu hết trong các tác phẩm kiến trúc trường phái cổ điển đều hạn chế tối đa góc cạnh sắc nét hoặc các chi tiết thẳng, kéo dài.

Ngoài yếu tố đường nét, chi tiết trang trí của nội thất cổ điển còn thể hiện ở họa tiết trang trí. Thường thì hoa văn trang trí cổ điển là dạng khuôn lên sẵn, chạy dọc theo gờ tường hoặc chỉ xuất hiện ở các điểm vuông góc tại trần và sàn nhà. Các chi tiết trang trí cầu kì nhất tại đường chỉ phào, hoa văn nhỏ, có phần ngẫu hứng nhưng thực tế lại kết nối chặt chẽ cùng nhau, tạo thành một thể hợp nhất.

Màu sắc
Có thể nói nhắc đến nội thất cổ điển là nhắc đến hai màu đặc trưng trắng và vàng. Trên nền tường trắng hoặc nội thất trắng, các chi tiết hoa văn được chạm trổ, dát vàng sẽ trở nên nổi bật, thu hút hơn. Không gian nhiều sắc trắng sẽ thể hiện được sự cao quý, xa hoa, lộng lẫy và đẳng cấp. Nếu chúng ta bắt gặp một không gian có hai màu sắc này là chủ đạo thì khả năng rất lớn nơi này sử dụng kiến trúc kiểu cổ điển.

Ngoài hai tông màu trên, giới quý tộc châu Âu cũng từng chuồng một số tông màu tự nhiên, trung tính khác như xám hoặc màu nâu trầm của gỗ tự nhiên. Tuy các gam màu này chỉ là màu sắc thứ yếu chứ không phải tông nền chính cho căn phòng nhưng chúng khiến không gian có chiều sâu và ấm áp hơn rất nhiều.


Gam màu chính xuất hiện trong các gian phòng cổ điển thường là trắng và vàng đồng


Đến này, cùng với nhịp sống hiện đại, nội thất cổ điển đã mở rộng bảng màu hơn để đáp ứng được thị hiếu. Ngay từ tông nâu gỗ đã có nhiều loại như màu nâu sáng, nâu gỗ sồi, màu thân tre,... Một số màu sắc trẻ trung, hiện đại và “mới” hơn như màu be, màu ngà cũng được giữ vị trí phông nền cho các món nội thất.

Đôi khi không gian có thể xuất hiện các xanh rêu, đen, đỏ như điểm nhấn đặc biệt. Tuy chúng không chiếm nhiều diện tích trong phòng, chỉ xuất hiện tại các tiểu tiết như dầm trần, tay vịn cầu thang, hoa văn khảm trên chân bàn, chân ghế nhưng cũng đủ thu hút người nhìn.

Đối xứng và cân bằng là hai đặc tính chủ chốt của nội thất cổ điển
Tính đối xứng và sự cân bằng được xem như chuẩn mực vàng của phong cách cổ điển trong không gian sống. Chúng không chỉ đem đến cho các thành viên trong gia đình sự thuận mắt, mãn nhãn mà còn trực tiếp khiến không gian sống được hợp lý, hài hòa hơn.

Sự cân bằng trong phong cách cổ điển được thể hiện ở chỗ các đồ vật luôn chạm đến chừng mực vừa đủ, không thừa cũng không thiếu. Ví dụ bảng màu của các món đồ chỉ chia ra làm ba gam chính, các màu sắc khác nếu có xuất hiện cũng chỉ là điểm nhấn, mật độ xuất hiện dưới 10%. Trong phòng không có quá nhiều nội thất làm từ một vật liệu để tránh sự đơn điệu, lóa mắt người thưởng thức.

Tính đối xứng trong nội thất cổ điển được định hình khá rõ ràng. Bất cứ vật gì lấy một đường thẳng làm mốc căn, triển khai sao hoa văn hai bên y hệt nhau nhưng đổi chiều chính là sự đối xứng. Thường thì các nghệ nhân sẽ thể hiện nghệ thuật đối xứng tại họa tiết của từng món đồ riêng lẻ. Các món nội thất trong phòng không nhất thiết cũng phải kê đối xứng hoặc giống y hệt nhau. Tuy nhiên, sự đối xứng đôi khi còn đến cách phối màu, tận dụng và sắp xếp không gian.


Đối xứng và cân bằng là hai đặc tính chủ chốt khi thiết kế nội thất cổ điển


CÒN TIẾP ......


Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/toan-canh-ngoi-nha/noi-that-co-dien-chau-au-ar106148
 

Đối tác

Top