Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hồ Chí Minh NƯỚU RĂNG LÀ GÌ? CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

drcareimplantclinic

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/8/23
Bài viết
508
Thích
0
Điểm
16
Nơi ở
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh
Website
drcareimplant.com
#1
Nướu răng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống răng miệng. Nướu không chỉ che phủ, tạo thẩm mỹ cho vùng miệng mà còn bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp răng miệng khỏe mạnh.

Cấu tạo mô học của nướu răng
Cấu tạo mô học của nướu răng bao gồm các thành phần chính như biểu mô, mô liên kết, mạch máu và thần kinh.

Biểu mô nướu
Biểu mô nướu thuộc loại biểu mô lát tầng bong vảy. Từ viền nướu đến đường tiếp nối nướu và niêm mạc là biểu mô sừng hóa hoặc cận sừng hóa. Mức sừng hóa của nướu giảm theo tuổi và sau giai đoạn mãn kinh.

Biểu mô nướu miệng
Biểu mô nướu miệng là phần biểu mô của nướu ở phía hốc miệng, phủ quanh bề mặt nướu rời và nướu dính.

Biểu mô khe nướu
Biểu mô khe nướu có cấu trúc tương tự biểu mô nướu miệng, trừ một số tế bào bề mặt có thể không sừng hóa hoàn toàn. Loại biểu mô này có tính thấm ít hơn so với biểu mô kết nối và thường không bị nhiễm bạch cầu.



Biểu mô kết nối (biểu mô bám dính)
Biểu mô kết nối thường trải dài từ đáy khe nướu đến đường nối men - xê - măng không vượt quá 2 - 3mm. Sự bám dính của biểu mô kết nối vào răng tương tự sự bám dính giữa biểu mô và mô liên kết ở da hoặc ở các bề mặt khác trong cơ thể, với tốc độ thay thế tế bào rất cao.

Mô liên kết
Tương tự như các mô khác trong cơ thể, mô liên kết nướu gồm: tế bào, sợi, chất căn bản và hệ thống mạch máu, thần kinh.

Tế bào
Các tế bào chính gồm nguyên bào sợi và tế bào sợi chiếm số lượng lớn. Các tế bào phụ như trình diện kháng nguyên, tiểu cầu, tế bào nội mạc. Số lượng tế bào giảm theo tuổi của cá thể và ở tại các vùng giảm chức năng.

Sợi
Chủ yếu là collagen và elastin tập trung thành bó và xếp theo hướng, góp phần tạo thành bám dính liên kết nâng đỡ biểu mô kết nối, giữ nướu dính ổn định quanh răng và quanh xương ổ răng, gắn kết gồm ba nhóm chính: nhóm nướu, nhóm vòng, nhóm ngang vách.

Tuần hoàn máu ở nướu
Xuất phát từ ba nguồn: Các mạch máu trên màng xương, mạch máu của dây chằng nha chu và các tiểu động mạch tạo nên mạng lưới tuần hoàn nuôi dưỡng nướu.



Tuần hoàn bạch huyết ở nướu
Sự dẫn lưu bạch huyết bắt đầu từ các mạch bạch huyết ở nhú mô liên kết nướu đưa vào hệ thống thu hồi ngoài màng xương và kế đó vào các hạch vùng, đặc biệt là nhóm hạch dưới hàm.

Phân bố thần kinh ở nướu
Thần kinh ở nướu là những sợi thần kinh chi phối các cảm giác nhiệt, xúc giác; thuộc các dây thần kinh V2, V3.

Đối với hàm trên
Dây thần kinh dưới ổ mắt phân phối cho nướu ở mặt ngoài của răng cửa, răng nanh, răng cối nhỏ hàm trên; vùng răng cối lớn hàm trên do dây thần kinh răng sau chi phối. Thần kinh khẩu cái lớn chi phối niêm mạc khẩu cái; vùng sâu răng cửa do thần kinh mũi - khẩu cái chi phối.

Đối với hàm dưới
Nhánh dây thần kinh dưới lưỡi phân phối cho nướu mặt trong hàm dưới. Thần kinh cằm phân phối cho nướu mặt ngoài của răng cửa và răng cối nhỏ. Còn lại nướu mặt ngoài răng cối lớn do thần kinh miệng chi phối.

Khả năng tái tạo và phục hồi của mô nướu
Mô nướu có khả năng tái tạo và phục hồi nhanh nhờ sự đổi mới cao của các thành phần biểu mô và mô liên kết ở nướu.

Tốc độ chuyển đổi và khả năng hồi phục của nướu


Biểu mô bám dính sau khi bị thương tổn sẽ tăng sinh, đi kèm với sự bong tróc và tiến triển từ phía chóp lên phía bờ nướu. Tốc độ thay thế của biểu mô diễn ra nhanh chóng 5 - 7 ngày.

Đối với biểu mô kết nối, nếu bị lấy đi bằng thủ thuật cắt bỏ nướu, thì biểu mô kết nối hoàn toàn mới sẽ mọc lên trong 2 tuần, tốc độ thay thế cao hơn biểu mô miệng.

Khả năng đổi mới và hồi phục của thành phần mô liên kết nướu
Thành phần của mô liên kết nướu cũng được thay thế với tốc độ rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với xương ổ răng hay da. Mật độ và tốc độ đổi mới của các collagen là hàm số của mức độ tập trung về số lượng các nguyên bào sợi và hoạt động của chúng.

Cơ chế tự bảo vệ của mô nướu
Nướu được xem là “hệ thống phòng tuyến ngoại vi” của cơ thể. Nhờ vào khả năng tái tạo mạnh mẽ, khi mô nướu ngoại vi bị tổn thương có thể phục hồi nhanh chóng.

Cơ chế bảo vệ của mô nướu bao gồm: dịch nướu - bạch cầu trong khe nướu - nước bọt - thần kinh - mạch máu nướu.



Biểu mô kết nối có tính thẩm thấu theo cả hai hướng. Rào chắn phòng ngự thể dịch và tế bào của biểu mô kết nối giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ mảng bám xâm nhập vào bên trong nướu gây nhiễm trùng.

Khi nướu bị tình trạng viêm, dịch nướu có chứa các globulin miễn dịch cùng với bạch cầu sẽ xuyên qua biểu mô kết nối.

Lympho bào và đại thực bào gần lớp tế bào đáy nhận diện các kháng nguyên trong biểu mô, rút vào mô liên kết và bắt đầu phản ứng miễn dịch.


Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/nuou-rang-la-gi-cau-tao-chuc-nang-va-cac-benh-thuong-gap-1989
 

Đối tác

Top