Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc OPS là gì? Phân loại các thiết bị OPS phổ biến

Điện Máy 3C

Thành viên cấp 1
Tham gia
6/6/19
Bài viết
121
Thích
0
Điểm
16
Nơi ở
Hà Nội
Website
uyenlinhshop.com
#1
Thiết bị OPS nâng cao hiệu suất của màn hình tương tác với khả năng mở rộng và tích hợp linh hoạt. Vậy OPS là gì? Bao gồm những loại nào? Chức năng ra sao khi tích hợp OPS vào màn hình tương tác. Mời bạn cùng Điện Máy 3C tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

OPS là gì?

OPS có tên đầy đủ là Open Pluggable Specification, đây là một tiêu chuẩn thiết bị được phát triển bởi Intel với mục đích tạo ra một bộ xử lý nhỏ gọn có thể tích hợp vào các thiết bị khác như màn hình kỹ thuật số nhằm thay thế cho PC.
OPS còn là một thiết bị Plug and Play cho màn hình, cắm trực tiếp vào khay được tích hợp là có thể sử dụng giúp giảm thiểu dây cáp và không gian cho người dùng. Tại Việt Nam, người dùng hay gọi thiết bị OPS với cái tên “Mini PC”. Bởi nó được trang bị thiết bị xử lý như RAM, ổ cứng, chip xử lý, card đồ họa, window,… không khác gì một chiếc PC.



Đặc điểm của OPS
Dễ dàng mở rộng hệ điều hành Windows 10 bản quyền.
Tùy chọn kết nối WIFI/Bluetooth giúp tiếp cận kho thông tin đa dạng.
Gắn trực tiếp vào khe OPS Slot phía sau màn hình.
Bộ xử lý tùy chọn Intel i3/i5/i7 mạnh mẽ.
Linh hoạt với các cổng kết nối HDMI, VGA, USB, LAN RJ45.
Thiết kế thuận tiện cho việc lắp đặt và vận chuyển.
OPS thường được tích hợp vào màn hình tương tác bằng cách sử dụng chuẩn cắm mở. OPS cho phép tách biệt mô-đun CPU khỏi màn hình. Giúp việc nâng cấp hoặc thay thế phần cứng trở nên dễ dàng mà không cần thay đổi toàn bộ thiết bị. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo rằng màn hình luôn theo kịp các tiến bộ công nghệ.



Phân loại các thiết bị OPS phổ biến
OPS được phân loại làm 3 dòng chính, bao gồm:
OPS: Đây là bản tiêu chuẩn và phổ biến nhất của OPS. Nó cung cấp các tính năng cơ bản để tích hợp vào màn hình hiển thị cải thiện khả năng xử lý, mở rộng chức năng hoặc sử dụng chiếc màn hình như một chiếc PC cảm ứng.
OPS-C: Là viết tắt của OPS Compact – Phiên bản nhỏ gọn hơn của OPS tiêu chuẩn. Nó được thiết kế với kích thước rất nhỏ so với một chiếc CPU thông thường. Mục đích là để cắm vào các sản phẩm màn hình tương tác cao cấp.
OPS+: Là phiên bản thừa hưởng những ưu điểm của hai dòng OPS và OPS-C. Được tích hợp bộ vi xử lý mạnh mẽ cùng nhiều công nghệ tiên tiến. OPS+ cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao.



Đối với các thương hiệu sản xuất cả màn hình tương tác và OPS thì sẽ có khả năng tương thích tốt, đảm bảo mức độ ổn định của thiết bị khi sử dụng trong thời gian dài.
Ngoài ra, các thiết bị OPS được hãng sản xuất đi kèm người dùng có thể an tâm về tính bảo mật của thiết bị, không cần lo lắng về nguy cơ đánh cắp dữ liệu. Đặc biệt đối với các tổ chức và doanh nghiệp lớn khi họ rất chú trọng về vấn đề này.
Hầu hết các thương hiệu sản xuất màn hình tương tác lớn hiện nay đề sản xuất cả OPS kèm theo với một quy chuẩn nhất định để tương tích với khay cắm màn hình của họ.
Có thể kể qua một số hãng như Eiboard, MaxHub, ViewSonic,… Ngoài ra, các thương hiệu không chuyên về mặt phần cứng cũng kết hợp với các ông lớn trong ngành như Intel, NEC, Shuttle để cho ra những thiết bị OPS tương thích cao với sản phẩm màn hình tương tác của bên mình.

Lợi ích khi dùng OPS tích hợp vào màn hình tương tác
Nâng cao khả năng xử lý và tối ưu hóa cho các tác vụ trình chiếu khi kết nối với màn hình tương tác.
Tính tương thích cao, dễ dàng nâng cấp, bảo trì thiết bị.
Tăng tính thẩm mỹ, tối ưu hóa không gian, dễ dàng lắp đặt cũng như hạn chế số lượng dây cáp không cần thiết.
Việc tích hợp OPS vào màn hình tương tác mang lại nhiều lợi ích trong kinh doanh, giáo dục và các lĩnh vực khác.
Trong kinh doanh, OPS giúp nâng cao hiệu suất trình bày và làm việc nhóm nhờ tính linh hoạt và khả năng mở rộng.
Ở lĩnh vực giáo dục, OPS hỗ trợ giảng dạy tương tác với các tính năng đa phương tiện mạnh mẽ. Giúp bài học trở nên sống động hơn.
Các lĩnh vực khác như y tế và giải trí cũng hưởng lợi từ OPS nhờ khả năng hiển thị hình ảnh chất lượng cao và tính năng bảo mật nâng cao. Thỏa mãn nhu cầu khắt khe của các ngành này.



Nhược điểm của thiết bị OPS:
Đầu tiên, là chi phí ban đầu khá cao, mức giá của một thiết bị OPS có thể cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với các dòng CPU thông thường. Tuy nhiên thì với mức giá này người dùng có thể an tâm về khả năng vận hành lâu dài, tính tương thích cũng như khả năng bảo mật của thiết bị.
Một điều quan trọng nữa là hãng sẽ thiết kế kích thước OPS và khay cắm ăn khớp với nhau. Nên người dùng cần phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua.
Tích hợp thiết bị OPS vào màn hình tương tác thông minh không chỉ nâng cao hiệu suất và tính linh hoạt mà còn đảm bảo khả năng mở rộng và bảo mật. Nhờ vào khả năng cắm mở dễ dàng. Thiết bị OPS mang lại giải pháp tối ưu cho nhiều ứng dụng trong kinh doanh, giáo dục và các lĩnh vực khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thiết bị OPS dùng cho màn hình tương tác thông minh. Để được hỗ trợ tư vấn về các thiết bị tương tác,hội nghị trực tuyến, vui lòng liên hệ :

Điện Máy 3C
Địa chỉ : Số 1 Ngõ 190/7 Đường Nguyễn Trãi,Phường Thượng Đình,Q.Thanh Xuân, Hà Nội
☎️ Hotline: 0984.774.024

Website : www.uyenlinhshop.com
 

Đối tác

Top