Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh P1:Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

dinhyduoc

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/2/24
Bài viết
37
Thích
0
Điểm
6
#1
Bạn đang bước vào độ tuổi trung niên và bắt đầu gặp các triệu chứng thoái hóa khớp gối, khó khăn mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Liệu thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Kính mong quý vị đừng xem thường các triệu chứng trên và hãy cùng tìm hiểu cội nguồn cơn đau này qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là một trong những khớp lớn và phức tạp của cơ thể. Giúp nâng đỡ cơ thể và chịu áp lực lớn từ trọng lượng và tư thế vận động. Khớp gối được cấu thành từ:
  • Diện khớp l mặt sụn ở các đầu xương tiếp xúc, hợp thành khớp gối là xương đùi, xương chày, xương mác, xương bánh chè.
  • Bao khớp bọc kín lấy khớp, bao này gắn vào viền sụn hai đầu xương
  • Màng hoạt dịch lót ở mặt trong bao khớp, tiết ra chất dịch bôi trơn cho khớp
  • Dây chằng và gân giúp hai diện khớp tiếp khớp với nhau và hỗ trợ bao khớp
    • Đầu gối cử động linh hoạt là nhờ gân kết hợp xương đầu với các cơ chân.
    • Bốn loại dây chằng gối: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo giữa và dây chằng bên giúp giữ cho khớp gối ổn định.
Thoái hóa khớp gối hiểu đơn giản là tình trạng thoái hóa của các sụn, xương dưới sụn, các cấu trúc khác ở khớp và quanh khớp gối. Quá trình thoái hóa khớp sẽ dẫn đến hệ lụy các xương cọ sát mạnh hơn, gây cảm giác đau, cứng vùng khớp gối, hạn chế vận động và đôi khi hình thành gai xương thấy được trên phim chụp.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn biến âm thầm với những dấu hiệu thoái hóa khớp gối rõ dần theo thời gian. Ban đầu biểu hiện thoái hóa khớp không rõ ràng nên người bệnh rất dễ bỏ qua.

Giai đoạn đầu

Bệnh hiện lên mơ hồ khi thi thoảng bạn cảm thấy khó chịu với vài cơn đau nhẹ thoáng qua ở mặt trước, mặt trong khớp gối mỗi khi làm nặng hoặc sai tư thế. Bởi khi đó, sụn có thể chỉ mới tổn thương nhẹ và khoảng cách giữa các xương vùng gối chưa có sự thu hẹp rõ ràng.



Giai đoạn giữa

Những cơn đau thường xuyên hơn mỗi khi bạn đi lại nhiều, chạy dài hay lên xuống cầu thang. Cơn đau có thể giảm nhiều khi nghỉ ngơi. Lúc thức dậy mỗi sáng, bạn có thể bị cứng khớp, cảm giác khó cử động sau hàng giờ không gấp duỗi. Đây là dấu hiệu cảnh báo không gian giữa các xương đã dần hẹp lại.
Giai đoạn thương tổn
Cảm giác đau trở nên nghiêm trọng mỗi khi bạn đi bộ hay cử động khớp. Lên xuống cầu thang hay cúi người, quỳ gối cũng đều là thử thách với bạn. Khớp gối còn có thể sưng đau hoặc nhiều người nặng hơn, giảm khả năng vận động. Tiếng lạo xạo khi gấp duỗi cũng sẽ thường xuyên hơn. Lúc này khoảng cách các xương thu hẹp, sụn bị vỡ hoặc viêm, chất dịch tiết ra ít làm các xương dễ va chạm vào nhau.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân và nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối như sau:
Nguyên nhân nguyên phát
  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới trên độ tuổi 55 được ghi nhận mắc bệnh nhiều hơn nam. Có thể do thói quen đi giày cao gót tạo áp lực trực tiếp lên sụn và dây chằng trước của khớp gối thường yếu hơn nam.
  • Tuổi tác: Thời gian trôi đi, quá trình tổng hợp sụn của cơ thể bạn càng suy giảm. Cộng thêm các tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo sau độ tuổi trưởng thành.
  • Di truyền: Việc bẩm sinh có biến dạng các xương quanh khớp gối làm tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp. Vài đột biến di truyền khiến nhiều người trẻ tuổi gặp vấn đề viêm xương khớp vùng gối hơn.
 

Đối tác

Top