Phá cỗ Trung Thu hay còn được biết đến là Tết Đoàn Viên. Hoạt động đặc biệt này diễn ra trong ngày rằm tháng tám, rất được trẻ em mong chờ và háo hức. Được coi là hoạt động truyền thống của Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này. Hãy cùng LuxEvent tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Phá cỗ Trung Thu là gì?
Đây là phong tục xa xưa, lâu đời của người dân Việt Nam, trong ngày Trung Thu các gia đình bày mâm cỗ ngoài trời cúng trăng và tế trời đất, cầu mong sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, mùa màng bội thu, may mắn, mọi việc như ý trong cuộc sống. Mâm cỗ gồm có bánh trung thu truyền thống, các loại bánh kẹo đẹp mắt và hoa quả chắc chắn không thể thiếu như chuối, bưởi, na,...được cắt tỉa, bày biện đẹp mắt. Trang trí xung quanh là đèn lồng, đèn ông sao sặc sỡ sắc màu.
Sau khi trăng rằm sáng tỏ, xong các nghi thức cúng lễ, giây phút được mong chờ, háo hức nhất của trẻ em là “phá cỗ”. Mâm cỗ được hạ xuống, mọi người ngồi xung quanh cùng nhau dỡ bánh trái, hoa quả chia cho các thành viên thưởng thức. Mọi người cùng trò chuyện và trẻ em cùng nhau rước đèn và hát vang bài hát quen thuộc như: “Rước đèn ông sao”, “Chú Cuội cung trăng”,...
Ý nghĩa và nét đẹp của phá cỗ Trung Thu
1. Phong tục tập quán tốt đẹp của Việt Nam
Phá cỗ Trung Thu được lưu truyền mỗi độ rằm tháng tám như nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Phá cỗ Trung Thu gắn liền với sự tích Chú Cuội, Chị Hằng. Mỗi khi vào ngày rằm, nhìn lên mặt trăng sẽ thấy một vết đen giống cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc và tin rằng đó là hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa. Đặc biệt vào ngày rằm tháng tám, sẽ nhìn rõ hình ảnh Chú Cuội nhất.
2. Cầu mong điều tốt đẹp
Mâm cỗ vào ngày rằm được chuẩn bị đầy đủ hoa quả, bánh trái, được coi là tấm lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên để cầu sức khỏe, mùa màng bội thu, bình an trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để mọi người tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia.
3. Dịp đoàn viên
Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, vào ngày này các thành viên sẽ trở về nhà ăn bữa cơm, người ở xa trở về thăm quê, thăm gia đình và ăn bữa cơm ấm cúng, cùng hàn huyên, trò chuyện, ăn bánh trái.
Xem thêm: Top 10 địa điểm tổ chức sự kiện tại Hồ Chí Minh
Các hoạt động phá cỗ Trung Thu
1. Múa Lân (múa sư tử)
Múa Lân là đặc sản ngày tết Trung Thu, đây là hoạt động mang lại không khí náo nhiệt, khiến mọi người mong chờ, háo hức, đặc biệt là trẻ em. Hình ảnh Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng mang lại điềm lành cho mọi nhà. Đội múa lân thường có 3 - 5 người, 1 người đội đầu lân và múa những điệu múa theo nhịp trống vang. Chú hề đi theo hay bên, tay cầm chiêng, trống gõ theo nhịp.
2. Rước đèn Trung Thu
Đêm trung Thu nhà nhà thả cá chép và treo nhiều loại đèn, đèn lồng thiết kế độc lạ, màu sắc sặc sỡ, trẻ con rước đi khắp xóm làm rực rỡ khung cảnh.
Khi phá cỗ Trung Thu xong, đám rước đèn sẽ nối đuôi nhau cùng thắp đèn lồng, đèn ông sao rực rỡ sắc màu đi quanh xóm làng cùng hát vang “tùng dinh dinh…tùng tùng tùng dinh dinh…”.
Chiếc đèn lồng là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân Việt Nam, một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền với những hoạt động ý nghĩa qua hàng trăm năm qua.
3. Trò chơi dân gian
Dưới đêm trăng sáng, trẻ em thường nô đùa và chơi trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,... Ở một số hội thi, ngày hội thi các trò chơi dân gian nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em nhỏ, đồng thời gìn giữ nét đẹp truyền thống của Việt Nam ta.
Trong những năm gần đây, các gia đình, tổ chức và các cơ quan đều rất chú trọng tới các hoạt động văn nghệ,phá cỗ cho các em nhỏ, đặc biệt những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đây là dịp thể hiện tình cảm, quan tâm, chăm sóc dành cho mầm non tương lai của đất nước. Dường như Trung Thu đã trở thành tết của thiếu nhi và hoạt động phá cỗ là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân gian cần gìn giữ.
>>Nguồn: https://luxevent.net/pha-co-trung-thu/
Phá cỗ Trung Thu là gì?
Đây là phong tục xa xưa, lâu đời của người dân Việt Nam, trong ngày Trung Thu các gia đình bày mâm cỗ ngoài trời cúng trăng và tế trời đất, cầu mong sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, mùa màng bội thu, may mắn, mọi việc như ý trong cuộc sống. Mâm cỗ gồm có bánh trung thu truyền thống, các loại bánh kẹo đẹp mắt và hoa quả chắc chắn không thể thiếu như chuối, bưởi, na,...được cắt tỉa, bày biện đẹp mắt. Trang trí xung quanh là đèn lồng, đèn ông sao sặc sỡ sắc màu.
Sau khi trăng rằm sáng tỏ, xong các nghi thức cúng lễ, giây phút được mong chờ, háo hức nhất của trẻ em là “phá cỗ”. Mâm cỗ được hạ xuống, mọi người ngồi xung quanh cùng nhau dỡ bánh trái, hoa quả chia cho các thành viên thưởng thức. Mọi người cùng trò chuyện và trẻ em cùng nhau rước đèn và hát vang bài hát quen thuộc như: “Rước đèn ông sao”, “Chú Cuội cung trăng”,...
Ý nghĩa và nét đẹp của phá cỗ Trung Thu
1. Phong tục tập quán tốt đẹp của Việt Nam
Phá cỗ Trung Thu được lưu truyền mỗi độ rằm tháng tám như nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Phá cỗ Trung Thu gắn liền với sự tích Chú Cuội, Chị Hằng. Mỗi khi vào ngày rằm, nhìn lên mặt trăng sẽ thấy một vết đen giống cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc và tin rằng đó là hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa. Đặc biệt vào ngày rằm tháng tám, sẽ nhìn rõ hình ảnh Chú Cuội nhất.
2. Cầu mong điều tốt đẹp
Mâm cỗ vào ngày rằm được chuẩn bị đầy đủ hoa quả, bánh trái, được coi là tấm lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên để cầu sức khỏe, mùa màng bội thu, bình an trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để mọi người tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia.
3. Dịp đoàn viên
Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, vào ngày này các thành viên sẽ trở về nhà ăn bữa cơm, người ở xa trở về thăm quê, thăm gia đình và ăn bữa cơm ấm cúng, cùng hàn huyên, trò chuyện, ăn bánh trái.
Xem thêm: Top 10 địa điểm tổ chức sự kiện tại Hồ Chí Minh
Các hoạt động phá cỗ Trung Thu
1. Múa Lân (múa sư tử)
Múa Lân là đặc sản ngày tết Trung Thu, đây là hoạt động mang lại không khí náo nhiệt, khiến mọi người mong chờ, háo hức, đặc biệt là trẻ em. Hình ảnh Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng mang lại điềm lành cho mọi nhà. Đội múa lân thường có 3 - 5 người, 1 người đội đầu lân và múa những điệu múa theo nhịp trống vang. Chú hề đi theo hay bên, tay cầm chiêng, trống gõ theo nhịp.
2. Rước đèn Trung Thu
Đêm trung Thu nhà nhà thả cá chép và treo nhiều loại đèn, đèn lồng thiết kế độc lạ, màu sắc sặc sỡ, trẻ con rước đi khắp xóm làm rực rỡ khung cảnh.
Khi phá cỗ Trung Thu xong, đám rước đèn sẽ nối đuôi nhau cùng thắp đèn lồng, đèn ông sao rực rỡ sắc màu đi quanh xóm làng cùng hát vang “tùng dinh dinh…tùng tùng tùng dinh dinh…”.
Chiếc đèn lồng là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân Việt Nam, một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền với những hoạt động ý nghĩa qua hàng trăm năm qua.
3. Trò chơi dân gian
Dưới đêm trăng sáng, trẻ em thường nô đùa và chơi trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,... Ở một số hội thi, ngày hội thi các trò chơi dân gian nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em nhỏ, đồng thời gìn giữ nét đẹp truyền thống của Việt Nam ta.
Trong những năm gần đây, các gia đình, tổ chức và các cơ quan đều rất chú trọng tới các hoạt động văn nghệ,phá cỗ cho các em nhỏ, đặc biệt những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đây là dịp thể hiện tình cảm, quan tâm, chăm sóc dành cho mầm non tương lai của đất nước. Dường như Trung Thu đã trở thành tết của thiếu nhi và hoạt động phá cỗ là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân gian cần gìn giữ.
>>Nguồn: https://luxevent.net/pha-co-trung-thu/